Hằng ngày chúng ta vẫn luôn nghe thấy những cảnh báo với số lượng ngày càng tăng lên về dị ứng thức ăn ở trẻ em. Theo các trung tâm chỉ đạo và phòng chống bệnh tật thì phạm vi ảnh hưởng của tình trạng này đã tăng gần 50% từ năm 1992 đến năm 2011.
Trong khi chưa có một kết luận nào về việc tại sao dị ứng thức ăn lại đang trong chiều hướng tăng lên như vậy, một nghiên cứu gần đây so sánh giữa chế độ ăn kiêng của những trẻ em bị dị ứng thức ăn với những trẻ không bị dị ứng đã xác định được một số cách để giảm thiểu rủi ro cho trẻ.
Đừng cho trẻ dưới 17 tuần tuổi ăn những thức ăn thô cứng
Theo nghiên cứu trên thì tuần thứ 17 chính là thời điểm quyết định. Trẻ em dưới 17 tuần tuổi khi ăn những thức ăn thô cứng sẽ gần như dễ bị dị ứng hơn so với những trẻ được cho ăn dạng thức ăn này ở độ tuổi lớn hơn.
Duy trì việc bú sữa mẹ
Đừng vội ngừng cho bé bú sữa mẹ khi mới bắt đầu cho trẻ ăn dặm: Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc bú sữa mẹ có ảnh hưởng tích cực tới việc chống lại tác nhân dị ứng, trong khi đó sữa bò lại hòa tan vào thức ăn. Nguyên nhân là do sữa mẹ có tác dụng to lớn trong việc điều hòa chức năng hệ miễn dịch của bé.
Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn
Một nghiên cứu khác cũng được tiến hành bởi nhóm nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, những trẻ có chế độ ăn tăng cường trái cây, rau xanh và hạn chế thức ăn tổng hợp sẽ gần như ít nhiễm dị ứng hơn.
Thay đổi món ăn ít nhất 4 ngày 1 lần
Sau đó mẹ cần phải theo dõi những triệu chứng ở cơ thể bé, ví dụ như: Phát ban, những vết tụ huyết khó hiểu, da sần sùi, sưng phồng, ngứa ngáy, nôn mửa hoặc khó thở. Bé sẽ dễ vượt qua được cơn dị ứng nếu như bạn phát hiện sớm những triệu chứng đó và tránh được việc sẽ ăn lại những thức ăn gây dị ứng đó. Một số chuyên gia khuyên rằng nên thôi cho con dùng những thức ăn thông thường như sữa bò cho tới khi bé được 1 tuổi, trứng cho tới khi bé được 2 tuổi, đậu và hải sản cho đến khi bé được 3 tuổi. Tuy nhiên, mẹ hãy luôn nhớ rằng, những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng các phụ huynh thường có xu hướng cho lo lắng thái quá trước những biểu hiện nhạy cảm của bé khi dùng thức ăn. Nếu mẹ nghi ngờ rằng bé có vấn đề về dị ứng thức ăn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia về dị ứng trước khi loại bỏ thực phẩm đó ra khỏi khẩu phần ăn của bé nhé.
Nhớ kiểm tra thành phần dưỡng da và dầu thơm mẹ nhé
Nếu gia đình mẹ nào có tiền sử dị ứng với dầu lạc, hãy kiểm tra kĩ nhãn hiệu của các loại dầu thơm, kem dưỡng da trước khi xoa lên da bé nhé. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng những sản phẩm có dầu lạc để thoa lên những vết đỏ trên da bé có thể là một nguyên nhân khiến cho những vết đỏ lan ra và phát triển thành dị ứng.