Mẹ&Con - Có thai đến tháng thứ năm, đột nhiên chị Thanh N. (Quận 11) bị… sẩy. Điều đau đớn và khổ tâm nhất với chị là chị đã 32 tuổi, và đứa con này chính là niềm hạnh phúc đầu đời. Chị không hút thuốc, không uống rượu, ăn uống đầy đủ và chịu khó đi đứng rất nhẹ nhàng. Vấn đề duy nhất của chị là chị thường xuyên đối mặt với stress, khi phải gánh vác trọng trách của người quản lý cả công ty! Mẹ Anh nuôi con, không hề stress 6 cách “vượt stress” khi mang thai Bị stress liệu có thể có thai?

Mang thai vẫn phải làm việc 48 tiếng/tuần!

Các nhà nghiên cứu nước ngoài khuyên phụ nữ mang thai chỉ nên làm việc 24-32 tiếng/tuần. Cực chẳng đã cũng chỉ được “kéo” đến tối đa 40 tiếng. Thế nhưng, thực tế tại Việt Nam hiện nay, hầu hết các bà bầu đều cố… để dành 4 tháng nghỉ sinh của mình cho giai đoạn sau sinh, để chăm sóc con. Còn lại, đều nỗ lực làm việc đến tận tháng thứ tám, thứ chín của thai kỳ.

Số lượng phụ nữ giữ trọng trách tại các công ty lớn nhỏ khác nhau tại Việt Nam hiện nay cũng không hề ít, nhất là ở các thành phố lớn. Điều này thể hiện sự nỗ lực lớn lao của phụ nữ để có thể “ngang bằng” cùng nam giới. Nhưng… Điều ít người để ý: Đây cũng là một trở ngại lớn, một trong những nguyên nhân khiến nhiều thai phụ trong giai đoạn quan trọng và mệt mỏi nhất của mình vẫn phải đối mặt với đủ các áp lực công việc khác nhau, đối mặt với stress và chịu đựng những ảnh hưởng đến sức khỏe của mình cũng như của thai nhi.

5-cach-giup-ban-tro-thanh-ba-bau-khong-stress

Như trường hợp của chị Thanh N. ở trên. Giữ trọng trách người đứng đầu công ty, nghĩ rằng buông công ty cả một khoảng thời gian gần cả năm trời mang thai, sinh nở thì không thể nào yên tâm, nên dù biết mình mang thai, chị vẫn chỉ cố gắng giữ gìn qua cách đi đứng, ăn uống… chứ không thể nào giảm tải công việc được. Làm, làm và làm. Chị tất tả với những cuộc họp, những dự án, vẫn mang việc về nhà sau 8 tiếng ở công ty và vẫn tranh thủ cả ngày thứ bảy. Cái giá phải trả cuối cùng chính là đứa con chưa kịp chào đời!

May mắn hơn chị Thanh N., đứa con của chị Thu T. được chào đời. Tuy nhiên, bé sinh non, chỉ nặng chưa đầy 2kg và phải tuân theo một chế độ chăm sóc đặc biệt, với những đe dọa lơ lửng trên đầu có thế bị ảnh hưởng thị giác, thính giác, bị một số bệnh thường gặp ở trẻ sinh non. Đây cũng chính là kết quả từ… stress.

Chị không đi làm, chỉ ở nhà nên không hề chịu áp lực từ công việc công ty. Song, nói thế không có nghĩa là chị được… nghỉ ngơi! Nhà má chồng bán hàng ăn, mỗi ngày chỉ phải thức dậy từ sớm, tất tả phụ với bà lo liệu các công việc nhà lẫn công việc của quán. Nói ra với chồng thì anh bảo: “Hồi xưa má cũng vậy mà. Em làm việc ở nhà mệt thì em nghỉ chứ có ai bắt em làm quần quật đâu mà than. Má muốn em đi lại, động tay động chân cho giãn người, mai mốt sinh dễ, chứ có phải má làm khó gì đâu”.

Nghe anh nói thế, chị đành im. Nhưng anh không hề biết rằng mỗi lần chị “nghỉ” khi thấy mệt, lên phòng nằm ngủ là thế nào cũng có tiếng bóng gió chì chiết, rằng: “Lười chảy thây. Đang có thai thì phải siêng năng để dạy dỗ cho đứa con trong bụng cũng chăm chỉ, siêng năng. Chứ ăn rồi nằm ườn ra đó thì rồi mẹ con cũng một giuộc như nhau”. Căng thẳng với những lời chì chiết, nói ra thì vợ chồng gây gổ, cảm giác stress vì không được chia sẻ cứ tăng dần, tăng dần cho đến lúc chị sinh non!

Làm thế nào để có thể giảm stress tối đa lúc mang thai?

Stress là một trong những nguyên nhân có thể khiến thai phụ sinh non, sẩy thai, bị trầm cảm sau sinh, gây ảnh hưởng mạnh đến cả sức khỏe của mẹ và của bé. Để “khắc chế” được stress, bạn nên sớm chia sẻ tình trạng sức khỏe của mình với sếp, với công ty, với người thân trong gia đình và chính mình cũng phải hiểu rõ điều đó. Sức khỏe của bạn và thai nhi lúc này chính là điều quan trọng nhất. Bạn nên sớm tìm người thay thế nếu bản thân giữ một vị trí quan trọng, để người cộng sự này có thể chia sẻ cùng bạn công việc trong suốt giai đoạn bạn mang thai, sinh nở và nuôi con những tháng đầu.

Nếu sống trong một số gia đình có quan niệm “cổ”: Rằng khi có con phải hoạt động thật nhiều để thực hiện “thai giáo”, giúp đứa con trong bụng được siêng năng, bạn nên khéo léo để gia đình nói chuyện trực tiếp với bác sĩ khám thai cho bạn, để bác sĩ có thể trò chuyện, đưa ra những lời khuyên hợp lý cho phép bạn được giảm tối đa công việc, nghỉ ngơi thoải mái, thư giãn trong quá trình chuẩn bị làm mẹ.

5-cach-giup-ban-tro-thanh-ba-bau-khong-stress

Bác sĩ Nguyễn Thị Bình Minh (Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế) chia sẻ: “Thực tế, tôi đã từng tiếp rất nhiều thai phụ, đi khám thai mà vẫn… tất bật với chiếc điện thoại di động reng liên tục. Những phụ nữ này chia sẻ: Công việc rất nhiều, đã cố gắng giảm bớt rồi nhưng không làm sao giảm được. Những lúc ấy, tôi luôn khuyên thai phụ suy nghĩ thật kỹ cái gì là quan trọng nhất với mình trong thời điểm này, cái gì cần ưu tiên nhất. Đã có khá nhiều thai phụ nghe theo tư vấn của tôi, tắt điện thoại để yên tĩnh nghỉ ngơi mấy ngày, tuyển thêm nhân sự và tin cậy giao việc cho người khác. Những người này, sau đó đều rất hạnh phúc khi chia sẻ rằng có thể công việc của họ, sự thăng tiến của họ tạm thời chậm lại một năm, nhưng kết quả tuyệt vời bù lại là họ có được những phút giây thật sự thư giãn, để hiểu được giá trị của cuộc sống và tận hưởng niềm vui chuẩn bị đón bé chào đời”.

Bên cạnh việc biết ưu tiên gì trong thời điểm nào, để giảm stress, thai phụ còn cần phải “chịu khó” nói ra những điều khiến mình căng thẳng với người bạn đời hoặc người thân của mình. Khi bạn nói ra được, bạn sẽ nhận lại sự chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ, sẽ cảm thấy đỡ “bức bối” hơn rất nhiều. Đặc biệt, bạn cũng nên thiết lập sự ủng hộ từ phía gia đình – cả gia đình ruột thịt lẫn gia đình chồng. Khi bạn thể hiện rõ việc bạn cần giúp đỡ, tin rằng sẽ có một tỷ lệ lớn những người thân ủng hộ bạn, sẵn sàng chìa tay ra cho bạn để giúp bạn vượt qua những khó khăn.

Tags:

Bài viết liên quan