Mẹ&Con – Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc dùng dầu dừa, cam thảo, hạt tiêu đen... để chữa ho chưa? Thử ngay 5 công thức dưới đây nhé. Hiệu quả chắc chắn sẽ vượt xa mong đợi của bạn. Những bài thuốc trị ho hiệu quả và an toàn cho bé dưới 1 tuổi Những bài thuốc dân gian trị ho, khàn tiếng và mất giọng hiệu quả, rất dễ làm Tự làm 3 món kẹo chanh thơm lừng trị ho hiệu quả cho bé yêu

1. Mật ong + dầu dừa

Mật ong + dầu dừa

Kết hợp dầu dừa và mật ong là phương thuốc trị ho tại nhà hiệu quả. (Ảnh minh họa)

Y học cổ truyền Ấn Độ cho rằng, mật ong và dầu dừa là 2 “thần dược” trong các bài thuốc trị ho tại nhà. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn, nên có tác dụng trị ho an toàn, thân thiện hơn so với các loại thuốc tây. Tương tự, dầu dừa chứa axit lauric có đặc tính chống vi khuẩn nên khi kết hợp 2 nguyên liệu này lại với nhau sẽ trở thành một phương thuốc trị ho tuyệt vời.

Cách làm: Trộn đều 3 thìa cà phê nước cốt chanh tươi, 1 thìa cà phê mật ong, 2 thìa cà phê dầu dừa với nhau. Cho chúng vào một cái chảo nhỏ, đun nhỏ lửa cho tới khi chúng sánh đặc lại. Bảo quản hỗn hợp này trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần thời tiết chuyển mùa, bạn múc một thìa ra, hâm nóng và ngậm dần để chữa ho nhé!

2. Tinh dầu bạc hà  

Các cơn ho thường khiến bạn khó chịu, mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong tinh dầu bạc hà có chất menthol, có khả năng làm dịu các cơn ho, làm loãng niêm dịch. Vì vậy, mỗi khi bị cảm sốt, nhức đầu, sổ mũi, ho… bạn đừng quên nguyên liệu này nhé.

Cách làm: Dùng tinh dầu bạc hà kết hợp với một số loại tinh dầu khác như tinh dầu khuynh diệp để xông hơi. Hoặc bạn có thể nhỏ vài giọt trong bồn tắm giúp điều trị ho hiệu quả. Ngoài ra, ngậm kẹo bạc hà cũng cho hiệu quả tương tự.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em dưới 5 tuổi nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Bởi hàm lượng menthol có trong tinh dầu bạc hà có thể gây rối loạn hô hấp ở thai nhi khi đang mang thai.

3. Hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen

Hạt tiêu đen có tác dụng làm ấm cơ thể (Ảnh minh họa)

Hạt tiêu là gia vị quen thuộc trong căn bếp của người Việt, mang đến hương vị thơm ngon cho các món ăn. Theo Đông y, tiêu có vị cay, tính nóng, có tác dụng kích thích tiêu hóa và làm ấm cơ thể.

Cách làm: Khi bị ho, bạn chỉ cần nhai từ 1 đến 2 hạt tiêu đen, ngậm trong miệng khoảng 10 – 15 phút sẽ đỡ ho. Thực hiện liên tục trong vài ngày liền sẽ giảm ho hiệu quả.

4. Chanh muối

Chanh muối

Trong nhà nên chuẩn bị sẵn một lọ chanh muối. (Ảnh minh họa)

Để phòng ngừa và điều trị ho tại nhà trong những ngày thời tiết chuyển mùa, gia đình bạn nên ngâm sẵn một lọ chanh muối. Đây không chỉ đơn thuần là một thức uống giải khát thông thường mà còn giúp trị ho, tiêu đờm hiệu quả.

Tất cả những gì bạn cần chuẩn bị là 6 – 8 quả chanh (tốt nhất là chanh tây màu vàng), 4 – 5 muỗng muối hạt, 1 lọ thủy tinh sạch.

Cách làm:

– Cắt bỏ hai đầu quả chanh. Bổ dọc quả chanh thành 4 miếng nhưng không cắt rời hẳn ra nhé.

– Cho muối vào khe giữa của quả chanh. Sau đó, bạn cho tất cả quả chanh đã được nhét muối vào lọ thủy tinh.

– Nén chặt chanh xuống, đổ hết muối còn lại vào lọ chanh. Cho thêm một ít nước sạch, đổ ngập bề mặt chanh.

– Đậy nắp rồi đặt lọ chanh muối ở nơi khô ráo khoảng 1 tuần.

– Mỗi lần bị ho, bạn ngậm một miếng chanh muối để sát trùng họng hoặc pha nước cốt chanh muối với nước ấm.

5. Cam thảo

Cam thảo

Trà cam thảo tốt cho việc chữa ho. (Ảnh minh họa)

Cam thảo có chứa axit glycyrhizic, hoạt chất này có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Bởi vậy, trong dân gian người ta thường dùng cam thảo để trị ho tại nhà, chữa viêm họng, viêm phế quản.

Cách làm: Pha 2 muỗng cà phê bột cam thảo với 200ml nước nóng. Mỗi ngày uống 2 ly, kiên trì uống vài ngày sẽ “đánh bay” các cơn ho dai dẳng.

Lưu ý: Với những người bị dị ứng cam thảo thì không nên áp dụng cách này để chữa ho.

Tags:

Bài viết liên quan