Mẹ&Con – Ớt, gừng... làm tăng hương vị, nhờ đó giúp mẹ bầu ngon miệng và đạt cân nặng tốt hơn. Tuy nhiên, chúng cũng có thể khiến mẹ gặp nhiều nguy hiểm nếu dùng quá nhiều và không đúng thời điểm nữa đấy. Mẹ bầu lưu ý nhé! Mẹo vặt bảo quản gia vị cực lâu Bí quyết nêm nếm gia vị giúp món ăn đậm đà thơm ngon 10 mẹo giúp mẹ bầu giảm ốm nghén hiệu quả

Ớt

4 loại gia vị mẹ bầu nên thận trọng trong thai kỳ 6

 

Ăn nhiều ớt có thể gây táo bón và cản trở quá trình lưu thông máu của mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

Ớt cung cấp nhiều vitamin A, carotene, canxi, sắt và rất nhiều khoáng chất thiết yếu khác như đồng, kali… Đặc biệt, hàm lượng vitamin C trong ớt khá dồi dào, có đến 198g vitamin C trong 100g ớt, giúp cải thiện chức năng miễn dịch của mẹ bầu. Ngoài giá trị dinh dưỡng, capsaicin có trong ớt sẽ tạo ra vị cay, kích thích mẹ bầu ăn uống ngon miệng, mang đến tâm trạng vui vẻ.

Lời khuyên dành cho bầu:

Không thể phủ nhận những lợi ích mà ớt mang lại cho sức khỏe. Thế nhưng, mẹ bầu cũng đừng vì thế mà lạm dụng. Bởi nếu dùng quá nhiều, ớt có thể gây táo bón, làm cản trở quá trình lưu thông máu, làm tăng huyết áp. Nguy hiểm hơn, ớt có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc gây dị tật thai nhi nếu ăn quá nhiều. Ngoài ra, những mẹ bầu sắp sinh ăn nhiều ớt còn có thể gây vỡ tử cung, sản giật. Do đó, nếu mẹ bầu mắc chứng táo bón hay gần đến ngày sinh thì nên “nói không” với loại gia vị này nhé.

Gừng

Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn nên gừng có tác dụng khử trùng, khử độc rất hiệu quả. Ngoài ra, gừng còn giữ vai trò sản xuất một số loại ezyme có khả năng chống oxy hóa cao hơn cả vitamin E. Bên cạnh đó, gừng cũng có tác dụng làm ổn định nhịp tim và lưu thông khí huyết. Gừng tươi giúp kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn diễn ra trơn tru hơn. Vì lẽ đó, dân gia thường dùng gừng để giảm nghén, chống buồn nôn cho mẹ bầu.

4 loại gia vị mẹ bầu nên thận trọng trong thai kỳ 7

Gừng là phương thuốc chữa nghén hiệu quả, nếu dùng đúng cách và liều lượng. (Ảnh minh họa)

Lời khuyên dành cho bầu:

Để có thể tận dụng được những lợi ích tuyệt vời của gừng, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:

– Không ăn gừng vào ban đêm: Vì gingerol trong gừng có thể gây kích thích nhu động ruột, khiến lá lách và dạ dày làm việc quá tải.

– Mẹ bầu có cơ địa nhiệt táo, người âm hư hỏa vượng, nhiệt trong, mắc các bệnh mụn nhọt, viêm dạ dày, viêm gan, cao huyết áp… thận trọng khi dùng gừng.

– Gừng có thể chữa cảm lạnh, chống buồn nôn, ói mữa khi mang thai nhưng trong những trường hợp cảm nắng thì tuyệt đối không được dùng gừng để giải cảm, vì sẽ có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

– Trường hợp gừng bị khô, thối hoặc bảo quản lạnh cũng không nên dùng. Trong trường hợp này gừng sẽ tạo ra một loại hợp chất hữu cơ độc hại, không chỉ gây tổn hại đến thế bào gan mà còn có thể gây ra ung thư.

Nước tương

Nước tương là sản phẩm lên men của đậu nành, lúa mì hoặc các loại nguyên liệu khác. Trong nước tương có chứa nhiều axit amin, protein hòa tan, đường, axit. Do đó, khi tiêu thụ nước tương, cơ thể mẹ bầu sẽ hấp thu một lượng selen, khoáng chất này có thể giúp các tế bào và các mô khỏi bị hư hại bởi các peroxide. Ngoài ra, nước tương cũng rất giàu vitamin và có thể giúp giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể cho mẹ bầu, ổn định lưu thông máu, đồng thởi giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim.

Lời khuyên dành cho bầu:

– Ngoài vitamin và khoáng chất, trong nước tương còn có chứa nhiều chất bảo quản, nên mẹ bầu hạn chế tiêu thụ để không làm ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa.

– Như đã nói, nước tương có chứa nhiều khoáng chất, đường, axit amin và các dưỡng chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá nhiều axit amin cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của em bé trong bụng. Chưa kể nước tương cũng rất nhiều muối nên có thể khiến tình trạng phù nề của mẹ bầu trầm trọng thêm.

Bột ngọt

Bột ngọt là muối Natri glutamate, thành phần chủ yếu của bột ngọt là axit glutamic, một trong hơn 20 loại axit amin cấu tạo nên protein của cơ thể con người. Axit glutamic là nguồn năng lượng quan trọng cho hoạt động của não, nếu sử dụng đúng liều lượng, bột ngọt có thể giúp tăng cường trí nhớ và giảm mệt mỏi cho não.  

4 loại gia vị mẹ bầu nên thận trọng trong thai kỳ 8

Mẹ bầu ăn nhiều bột ngọt có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển xương và trí thông minh của trẻ. (Ảnh minh họa)

Lời khuyên nhỏ dành cho mẹ bầu:

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, mẹ bầu tránh dùng hoặc dùng hết sức hạn chế gia vị này trong bữa ăn hàng ngày. Theo đó, phụ nữ mang thai có cân nặng trung bình 50kg, không nên tiêu thụ quá 6g bột ngọt mỗi ngày. Việc dùng quá nhiều bột ngọt có thể làm cản trở sự phát triển xương của thai nhi, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu lượng kẽm của mẹ bầu và nguy hiểm hơn là có thể dẫn đến dị tật thai nhi.

Ngoài ra, nếu đun nóng bột ngọt quá lâu trong khi chế biến món ăn, không chỉ làm mất hương vị và giá trị dinh dưỡng trong bột ngọt mà thậm chí có sinh ra chất độc.

Tags:

Bài viết liên quan