Mặc dù tỷ lệ phụ nữ phá thai bị nhiễm trùng thường rất hiếm, chỉ khoảng 1:100 nhưng vẫn nên nắm rõ các triệu chứng để có thể thăm khám kịp thời nếu cần thiết. Vì thế, cùng tìm hiểu ngay các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai trong bài viết dưới đây!
Nhiễm trùng sau khi phá thai có nguy hiểm hay không?
Nhiễm trùng khi phá thai thường xuất phát từ việc các mẹ bầu phá thai tại cơ sở y tế kém uy tín, bác sĩ có chuyên môn kém, thực hiện sai kỹ thuật. Ngoài ra, các thiết bị y tế khi phá thai không đảm bảo vệ sinh, không được tiệt trùng cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng sau phá thai. Hoặc một trường hợp hy hữu chính là thai còn sót lại trong tử cung thì không chỉ viêm nhiễm mà còn có thể dẫn đến thiếu máu, thủng tử cung,…
Nếu không kịp thời phát hiện những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai để có hướng xử lý thì phụ nữ sẽ phải đối diện với nguy cơ viêm nhiễm cơ quan sinh sản, mệt mỏi, kiệt sức,… Thậm chí, nhiều trường hợp vô sinh chỉ vì nhiễm trùng sau phá thai mà không kịp thời điều trị hay nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến tử vong.
4 dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai không nên chủ quan
Xuất huyết âm đạo dữ dội
Thường gặp nhất ở phụ nữ sau khi phá thai chính là tình trạng chảy máu âm đạo. Tùy theo thể trạng của từng người mà máu chảy bao lâu và mức độ ra máu nhiều bao nhiêu cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung thì lượng máu chảy do nhiễm trùng sau khi phá thai thường chỉ bằng với lượng máu kinh nguyệt hằng tháng (hoặc có thể nhiều hơn một chút). Lượng máu này sẽ nhiều hơn trong 3-4 ngày đầu và dần giảm đi, kéo dài từ 10 – 15 ngày.
Nếu bạn bị chảy máu âm đạo với một lượng máu nhiều gấp đôi máu kinh hoặc hơn, thời gian chảy máu kéo dài và lượng máu liên tục nhiều hơn, không thuyên giảm thì đây chính là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai.
Nếu trong vòng 1 giờ sau phá thai, lượng máu do xuất huyết âm đạo liên tục chảy nhiều hơn 2 miếng băng vệ sinh cỡ lớn thì tình trạng này gọi là băng huyết và cần được can thiệp cấp cứu ngay. Ngoài ra, nếu lượng máu chảy nhiều liên tục trong vài giờ kèm theo dịch âm đạo có mùi hôi thì cũng nên đến bệnh viện để được thăm khám.
Đau bụng dữ dội
Một dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai chính là những cơn đau bụng quặn thắt, dữ dội. Thông thường, sau khi phá thai, phụ nữ cũng sẽ những cơn đau bụng đi kèm với tình trạng xuất huyết, đặc biệt là khi phá thai bằng biện pháp uống thuốc. Lúc này, những cơn đau quặn trong 2-4 giờ đầu sau khi uống thuốc là do thai đang bị tống ra ngoài. Những cơn đau bụng thường xuất hiện từng cơn.
Còn những người can thiệp ngoại khoa để phá thai thì cơn đau bụng sẽ thường âm ỉ. Tuy nhiên, nếu vài ngày sau phá thai mà bạn vẫn còn đau bụng, có uống thuốc giảm đau nhưng cơn đau vẫn không giảm thì đó chính là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai.
Đặc biệt, các dấu hiệu này còn rõ rệt hơn nếu các cơn đau bụng có đi kèm với triệu chứng chảy máu âm đạo dữ dội.
Sốt cao
Một dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai cực kỳ rõ ràng và phổ biến chính là sốt cao trên 38 độ C không khỏi dù có uống thuốc hạ sốt. Tình trạng nhiễm trùng có thể khiến thân nhiêt của bạn tăng cao đi kèm với một số triệu chứng khác như lạnh run, khô môi, đắng miệng,…
Tuy nhiên không thể chỉ dựa vào việc có sốt hay không để xác định một người có đang bị nhiễm trùng hay không. Nhiều trường hợp không hề sốt sau phá thai nhưng vẫn có hiện tượng nhiễm trùng. Do đó, nên theo dõi các bất thường của cơ thể để xem có những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai khác hay không.
Một số biển hiện khác
Xuất huyết âm đạo, sốt cao kèm theo đau bụng dữ dội là những triệu chứng phổ dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai kể trên thì còn có thể có một số dấu hiệu nhiễm trùng khác mà bạn cần lưu ý như:
- Nhịp tim tăng nhanh bất thường
- Đau cơ mệt mỏi, cơ thể yếu ớt không muốn cử động
- Buồn nôn hoặc nôn trong 4-6 giờ sau khi phá thai
- Ra nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi tanh khó chịu
- Vùng kín đau, sưng, nổi mẩn đỏ
Làm gì để tránh nhiễm trùng sau phá thai?
Để có thể hạn chế gặp các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai, bạn cần lưu ý lựa chọn cơ sở y tế uy tín khi phá thai. Vì một lý do nào đó phải từ bỏ đứa con mà mình còn chưa gặp mặt đã rất đau lòng, việc nhiễm trùng sau phá thai còn khiến bạn cảm thấy khổ sở và tuyệt vọng hơn.
Do đó, tốt nhất nên đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín, đảm bảo bác sĩ giàu kinh nghiệm và trang thiết bị chất lượng, được tiệt trùng sạch sẽ. Ngoài ra, cần lưu ý:
- Phải điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục trước khi phá thai để hạn chế bệnh làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Uống thuốc kháng sinh theo đúng toa thuốc và chỉ định của bác sĩ.
- Hạn chế sử dụng tampon hay cốc nguyệt san trong thời gian đầu mà nên dùng băng vệ sinh.
- Lau người hoặc tắm bằng nước ấm. Tránh tắm quá lâu, tắm bồn khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong âm đạo.
- Nghỉ ngơi nhiều, tránh quan hệ tình dục hay thủ dâm trong thời gian đầu sau phá thai. Tốt nhất nên kiêng quan hệ 1-2 tháng.
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng từ trước ra sau. Không thụt rửa âm đạo. Vệ sinh với nước sạch và hạn chế dùng dung dịch vệ sinh có nhiều xà phòng, dễ gây kích ứng.
- Không uống rượu bia, hút thuốc lá hay dùng các chất gây nghiện sau phá thai để cơ thể phục hồi nhanh hơn, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.
Các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi phá thai như ớn lạnh, sốt, tiết dịch âm đạo, chảy máu âm đạo,… thường xuất hiện trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi phá thai. Nếu chẳng may vì một lý do nào đó phải phá thai, hãy chú ý đến những bất thường của cơ thể trong khoảng thời gian này để có thể kịp thời đến bệnh viện nếu cần thiết bạn nhé!