1. Cho trẻ bú sữa mẹ từ sớm
Cho trẻ bú sữa mẹ sớm nhất trong khoảng 1 giờ sau khi sinh để trẻ có được dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh. Dòng sữa ban đầu tiết ra từ bầu ngực của mẹ chính là sữa non. Sữa non có màu vàng nhẹ, lỏng sệt, chứa nhiều protein, ít đường và những hợp chất có lợi cho sức khỏe trẻ.
Dòng sữa đầu tiên này giúp phát triển đường tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh. Những kháng thể quan trọng trong sữa còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Sau vài ngày, lượng sữa tiết ra nhiều hơn, phù hợp với nhu cầu và kích thước dạ dày của trẻ cũng đang ngày càng lớn hơn. Chưa dừng lại, sữa mẹ còn phát huy tác dụng giúp con phòng chống nhiều loại bệnh như viêm tai giữa, nhiễm trùng đường hô hấp, cảm lạnh và nhiễm trùng, nhiễm trùng đường ruột, giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm ruột hoại tử, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), các bệnh dị ứng, các bệnh về đường ruột (bệnh Crohn, viêm loét đại tràng), bệnh tiểu đường, bệnh bạch cầu thời thơ ấu…
Chính vì sức mạnh to lớn của sữa mẹ mà Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục ngay cả khi cho bé ăn dặm, cho đến 1 tuổi hoặc cho đến khi trẻ bỏ bú. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ đến khi trẻ 2 tuổi hoặc lâu hơn.
Dòng sữa đầu tiên giúp phát triển đường tiêu hóa non nớt của trẻ sơ sinh
2. Tăng cường sức mạnh hệ tiêu hóa là cách nhanh nhất giúp tăng cường hệ miễn dịch
Khác với trẻ sinh thường, trẻ sinh mổ khi sinh ra không được tiếp xúc với hệ vi sinh của mẹ ở ngả âm đạo, làm cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ sinh mổ bị mất cân bằng. Từ đó, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh của trẻ sinh mổ kém hơn so với trẻ sinh thường, dễ đối diện với nguy cơ mắc các bệnh về nhiễm trùng, dị ứng…
Hơn nữa khi hệ tiêu hóa không khỏe mạnh, cơ thể sẽ khó khăn trong việc hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng trạng, cũng làm suy giảm sức đề kháng hay chức năng miễn dịch.
Vì thế, bên cạnh việc cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời thì mẹ cũng cần ăn uống đa dạng thực phẩm, uống đủ nước, bổ sung nguồn vitamin, chất sắt, chất khoáng từ rau củ quả để dòng sữa thêm chất lượng.
Trường hợp, mẹ không đủ sữa cho nhu cầu của trẻ, mẹ có thể “dặm” thêm sữa công thức chứa những thành phần chuyên biệt cho trẻ sinh mổ. Một trong những thành phần ưu việt phải kể đến là synbiotic. Synbiotic giúp hoàn thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch, qua đó nâng cao sức khỏe toàn thân.
Theo BS. Trần Quốc Hùng – Giám đốc Y khoa Công ty Dinh dưỡng Danone Việt Nam: “Synbiotic giảm độ pH trong đường ruột, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có lợi phát triển, nhất là vi khuẩn Bifidobacterium. Bên cạnh đó, Synbiotic còn giúp cho tần suất đi tiêu của trẻ đều đặn hơn, tính chất phân mềm mại hơn, giúp cho đường ruột khỏe mạnh hơn”. Một giải pháp “2 trong 1” vừa tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa vừa tạo thêm lớp áo giáp cho hệ miễn dịch thêm kiên cố.
Trẻ sinh mổ có khả năng chống lại tác nhân gây bệnh kém hơn so với trẻ sinh thường
3. Tuân thủ lịch tiêm phòng và khám sức khỏe định kỳ
Việc làm này giúp mẹ bảo vệ trẻ theo các khoa học và chủ động. Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ giúp mẹ hiểu được tình trạng sức khỏe hiện tại của con, qua đó kịp thời phát hiện những dấu hiệu bệnh lý bất thường (nếu có). Ngoài ra, tiêm phòng đầy đủ chính là cách mẹ trang bị cho con thêm “vũ khí” chống lại những vi khuẩn, virus luôn trực chờ tấn công, làm suy yếu hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa… giúp con có một nền tảng sức khỏe vững vàng.
4. Theo dõi sát sao biểu hiện của trẻ
Không chỉ chăm bẵm cho con từng cữ bú, mẹ còn cần phải biết cách quan sát “nhất cử nhất động”, chất thải và trạng thái cảm xúc của trẻ. Theo đó những vấn đề mẹ cần để ý kỹ lưỡng đó là:
- Màu sắc phân và nước tiểu: Trong khoảng thời gian 24 giờ sau sinh, trẻ phải đi phân su vàđi tiểu. Nếu phân có màu vàng, số lượng tiêu, tiểu 6-8 lần/ ngày là bình thườ Trường hợp phân đen, có màu máu là bất thường. Mẹ cần cho bé đi khám.
- Vùng rốn: Nếu thấy rốn xuất hiện tình trạng chảy dịch hay mủ, có mùi hôi, chảy máu không cầm, vùng da xung quanh rốn tấy đỏ, thêm biểu hiện sốt thì phải đưa bé đi khám ngay.
- Màu sắc da: Nếu thấy da ở vùng ngực, bụng hoặc cánh tay, chân và cả ở phần lòng trắng của mắt bé có màu vàng đậm, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Ngoài ra, khi thấy những dấu hiệu trẻ quấy khóc nhiều, bỏ bú hay vàng da nhẹ nhưng kéo dài hơn 3 tuần, mẹ cũng nên đưa con đi khám để hiểu rõ về tình trạng con đang mắc phải.
Các mẹ cần thường xuyên quan xác cảm xúc, biểu hiện của con
Bên cạnh việc theo dõi các sinh hoạt của trẻ mẹ cũng cần biết cách giữ vệ sinh cho con, phòng tránh vi khuẩn tấn công, gây bệnh cho trẻ. Các việc mẹ cần làm bao gồm:
- Rửa tay thật kỹ trước ẵm, ôm trẻ. Tránh tiếp xúc gần với trẻ khi mẹ bị ốm, ho, cảm…
- Dùng khăn khô quấn quanh cơ thể trẻ nhằm kích thích xúc giác ở trẻ
- Trẻ cần được bế ẵm, vỗ về để nuôi dưỡng cảm xúc
- Cho trẻ nằm trong nôi để rèn khả năng cân bằng tiền đình
- Giữ vệ sinh nhà cửa, đồ dùng cá nhân, bình sữa, chăn ga gối… tránh vi khuẩn gây hại cho cơ thể non nớt của trẻ
Synbiotic là công thức độc quyền của Viện dinh dưỡng Danone với hơn 40 năm dày công nghiên cứu về sữa mẹ theo tiêu chuẩn châu Âu nhưng vẫn phù hợp với thể trạng của trẻ châu Á, gồm Prebiotics (scGOS/lcFOS: 9:1) và Probiotic B. breve M- 16V, giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ một cách an toàn và hiệu quả.