Mẹ&Con – Rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ là phương pháp mà dân gian vẫn truyền tai nhau để trị tưa lưỡi (nấm) cho trẻ. Ngoài ra, nhiều lời khuyên cho rằng khi bạn rơ lá hẹ khi con tròn 1 tháng tuổi sẽ giúp bé giảm đau đớn khi mọc răng sữa. Một số mẹo hay tưa lưỡi hiệu quả cho bé Xử lý thế nào khi trẻ bị tưa lưỡi? Có nên rơ lưỡi cho con bằng mật ong?

Tại sao phải rơ lưỡi cho trẻ?

Chăm sóc trẻ sơ sinh là điều rất khó, đặc biệt là trong giai đoạn bé từ khi sinh ra cho đến 5 tháng tuổi. Đây là giai đoạn các bé cần được chú ý đặc biệt để giúp trẻ thích nghi với môi trường sống và các yếu tố xung quanh.

Từ khi sinh ra đến 5 tháng tuổi, trẻ sơ sinh nào cũng cần phải được rơ lưỡi ít nhất một lần. Đây là việc làm thiết yếu đối với trẻ. Rơ lưỡi cho trẻ cũng giống như việc đánh răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày. Khi trẻ bú sữa, màng sữa trắng tạo thành các mảng dày trên lưỡi. Các lớp màng này khiến trẻ khó chịu, biếng bú sữa và có khả năng mắc bệnh nấm lưỡi, tưa lưỡi, đen miệng.

rơ lưỡi cho trẻ

Rơ lưỡi cho trẻ giống như việc đánh răng, vệ sinh răng miệng hằng ngày. (Ảnh minh họa).

 Công dụng của lá hẹ khi rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ

Theo các tài liệu Đông Y, hẹ vị hơi chua, có mùi hăng, tính ấm, có tác dụng giải độc, cầm máu, tiêu đờm, giúp làm ấm cơ thể. Lá hẹ chứa các hợp chất sunfua, saponin, allcin, hoạt chất odorin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, diệt khuẩn tốt.

Rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ có tác dụng giúp sạch mảng bám trên lưỡi, diệt vi khuẩn, kháng viêm, giúp trẻ hạn chế các bệnh về lưỡi do vi khuẩn lây lan như nấm lưỡi, tưa lưỡi, đen miệng.

lá hẹ

Hẹ có tác dụng làm sạch mảng bám trên lưỡi, diệt vi khuẩn, kháng viêm, giúp trẻ hạn chế các bệnh về răng miệng (Ảnh minh họa).

Hướng dẫn rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh tại nhà

Chuẩn bị: Lá hẹ rửa sạch, đập dập, cho lên đun sôi, khuấy đều. Để nguội và chắt lấy phần nước .

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị sẵn một bát nước ấm và vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho trẻ.

Bước 2: Cuốn miếng gạc để rơ miệng cho trẻ vào ngón tay mẹ, sau đó chấm vào bát nước ấm để làm mềm miếng gạc.

Bước 3: Một tay bế trẻ an toàn trên tay, ngón tay bên kia đặt lên miệng trẻ

Bước 4: Rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ từ 2 bên má, sau đó đến các vùng khác trong vòm miệng rồi bắt đầu rơ vùng lưỡi.

rơ lưỡi với lá hẹ

4 bước để rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ sơ sinh tại nhà (Ảnh minh họa).

Những lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trong lúc rơ miệng trẻ sơ sinh thường cảm thấy khó chịu, hay cáu gắt và kêu khóc. Vì vậy, các mẹ cần làm nhẹ nhàng, nhanh, luôn trò chuyện với trẻ để giúp trẻ thoải mái.

Đừng quá lo lắng khi cảm thấy trẻ bị nôn ói, để tránh trẻ bị nôn nên lau miệng từ 2 má sau đó hãy đến lưỡi.

Nước ấm cũng như nước hẹ rơ lưỡi cần phải được đun sôi ở 100ºC.

Miếng gạc rơ lưỡi phải qua tiệt trùng chấm nước muối sinh lý 0,9%.

Rơ lưỡi nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh khiến lưỡi trẻ bị nhiễm trùng.

Không nên rơ lưỡi cho trẻ bằng mật ong.

Phải bế trẻ trên tay, không nên để trẻ nằm ngửa khi rơ lưỡi.

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi không nên dùng bất cứ loại kem đánh răng nào để làm sạch miệng.

Trước khi rơ miệng nên cho trẻ uống 1- 2 thìa nước.

Ngoài rơ lưỡi bằng lá hẹ cho trẻ cũng có thể rơ lưỡi cho trẻ bằng lá ngót với các bước làm tương tự như trên.

Tags:

Bài viết liên quan