Nếu bệnh chưa nặng thì không cần thiết chỉ cần áp dụng một vài liệu pháp điều trị bằng các nguyên liệu sẵn cả bạn và bé sẽ không còn phải đối diện với những cơn ho khó chịu nữa.
Uống nhiều nước và tăng chất lỏng
Uống nhiều nước, sữa và ăn những món ăn như cháo, canh, súp sẽ giúp làm dịu cổ hỏng và lỏng chất nhầy trong mũi giúp giảm những cơn ho. Tuy nhiên bạn nên tránh uống nước đá, nước ép từ cam quýt vì những loại nước này có thể khiến bệnh càng nặng hơn. Ngoài ra, nước có ga và các loại nước có chứa chất kích cũng không tốt cho những người bị ho đặc biệt là trẻ nhỏ. Bạn có thể đun nóng trà chanh, mật ong với nước chanh và cho bé trên 1 tuổi uống cũng sẽ giúp bé giảm ho hiệu quả. Cách này cũng hiệu quả với cả người lớn.
Súc miệng bằng nước muối hoặc ngậm muối
Với những trẻ lớn bạn có thể pha nước muối với tỷ lệ ½ thìa cà phê muỗi với 200ml nước ấm và cho bé súc miệng hàng ngày, khi súc nên ngậm trong miệng khoảng 60 giây, rồi nhổ ra. Muối có tính sát trùng tự nhiên, nước ấm giúp làm ấm cổ họng. Dùng nước muối ấm súc miệng mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ, kiên trì sẽ làm giảm các cơn ho. Cách này cũng áp dụng được cho cả người lớn va cũng cho hiệu quả tương tự.
Mật ong
Mật ong có tác dụng giúp giảm sự kích thích ở màng nhầy và giúp cổ họng hình thành một lớp màng bảo vệ tự nhiên. Mật ong sẽ giúp làm giảm những cơn ho và kích ứng ở cổ họng. Một nghiên cứu gần đây còn cho thấy mật ong có tác dụng ức chế các cơn ho tương tự như một loại thuốc kháng sinh có chứa dextromethorphan.
Cách làm: Với những trẻ trên 1 tuổi và cả người lớn mỗi ngày có thể ăn một thìa mật ong hoặc pha vào nước ấm để thưởng thức sẽ có tác dụng điều trị ho rất tốt. Cách này không áp dụng cho trẻ dưới 12 tháng tuổi vì trẻ có thể bị ngộ độc mật ong.
Cỏ xạ hương
Cọ xạ hương được xem là liệu pháp điều trị ho rất hữu hiệu. Vì trong cỏ xạ hương có chứa một hàm lượng chất flavonoid giúp cơ bắp ở cổ thư giản. Hợp chất này còn giúp giảm viêm ở đường hô hấp, giúp người bị ho cảm thấy thoải mái, dễ chịu ở cổ họng.
Tình dầu xạ hương nếu dùng nhiều không tốt tuy nhiên bạn có thể dùng lá tươi hoặc lá khô để pha trà:
Cách pha như sau: Cọ xạ hương, thêm 2 muỗng cà phê húng tây nghiền, hoặc 3 nhanh chanh tươi vào một ly nước, đậy kín nắp trong 10 phút để trà tiết ra rồi thưởng thức. Bạn cũng có thể thêm một thìa mật ong để làm dịu cổ họng. Cách này chỉ áp dụng cho trẻ lớn và người lớn riêng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh không nên sử dụng vì không an toàn.
Bạc hà cay
Trong lá bạc hà và chế phầm được làm từ bạc hà có chứa tinh chất bạc hà giúp thông mũi, mát họng, làm lỏng và phá bỏ đờm và chất nhầy có trong cổ họng và mũi nhờ đó giúp làm dịu cổ họng và giảm các cơn ho. Bạn có thể tìm mua dầu bạc hà hoặc các loại kẹo ngậm bạc hà tại các hiệu thuốc. Ngoài ra, dầu bạc hà có thể cho vào phòng tắm với nước nóng để xông hơi cũng có thể tác dụng làm lỏng chất nhầy và đờm ở cổ họng. Bạn chỉ cần cho từ 3-4 giọt dầu bạc hà vào nước nóng và hút và quấn một chiếc khăn trên đầu sẽ thấy ngay hiệu quả. Cách này chỉ áp dụng cho người lớn và trẻ lớn riêng trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mẹ phải cẩn thận khi sử dụng có thể trẻ sẽ bị bỏng nước nóng và ngạt thở do dị ứng với mùi dầu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha trà bạc hà với nước cốt chanh và mật ong nguyên chất để uống cũng có tác dụng chữa ho rất hữu hiệu. Cách này không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi vì trẻ có thể bị ngộ độc mật ong.
Dầu bạch đàn
Tinh dầu bạch đàn được sử dụng rộng rãi trong các thành phần thuốc chữa ho như viên ngậm, siro ho và thuốc mỡ. Dầu bạch đàn đặc biệt hiệu nghiệm trong các trường hợp bị ho do cảm lạnh. Nếu bạn bị đau bọng và nghẹt mũi kèm ho có thể dùng dầu bạch đàn xoa vào cô họng và mũi sẽ giúp làm lỏng chất nhầy và đờm rất hiệu quả. Sở dĩ bạch đàn có tác dụng tốt như vậy là do trong bạch đàn có chứa chất cineole – một hoạt chất giúp giảm các cơn ho tương tự như thuốc long đờm. Nhưng lưu ý dầu bạch đàn không sử dụng cho những người bị hen suyễn, huyết áp thấp, người bị bệnh thận hoặc gặp các vấn đề về gan. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không nên sử dụng dầu bạch đàn vì có thể gây kích ứng da.
Chanh
Chanh không chỉ giàu vitamin C mà tính axit cao trong chanh còn có tác dụng sát khuẩn. Để chữa ho bạn có thể pha nước cốt chanh nguyên chất với mật ong theo tỷ lệ 1:1 rồi uống sẽ làm giảm đau họng và các cơn ho. Ngoài ra chanh ngâm muối cũng có tác dụng chữa ho rất tốt. Lưu ý chanh pha mật ong chỉ cho trẻ trên 1 tuổi sử dụng.
Gừng tươi
Với những người bị ho khan có thể dùng gừng tươi để điều trị. Cách làm như sau bạn có thể nhai trực tiếp những lát gừng tươi và nuốt nước hoặc thái lát mỏng pha với nước ấm, thêm chút mật ong. Mỗi ngày uống từ 3-4 lần sẽ cho hiệu quả, giúp giảm các cơn ho dau dẳng và đau họng rất tốt. Cách này không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Tỏi
Tỏi có tính kháng khuẩn cao nên cũng có tác dụng làm giảm các cơn ho. Cách làm như sau:
Cho 3-4 tép tỏi vào trong 400ml nước sau đó đun sôi, khi nước nóng vừa phải cho thêm 1 muỗng canh mật ong vào. Sau đó, tắt bếp và dùng hỗn hợp này để uống sẽ hết ho. Hoặc bạn cũng có thể nhai tỏi tươi vừa giải cảm vừa điều trị ho rất tốt. Cách này chỉ dùng cho người lớn và trẻ lớn trẻ dưới 1 tuổi không áp dụng theo cách này.
Ăn nhiều dứa (trái thơm)
Dứa không chỉ dồi dào vitamin C mà trong quả dứa còn chứa Bromelain một loại enzyme có tác dụng ức chế các cơn ho và làm lỏng chất nhầy. Các nghiên cứu cho thấy rằng dứa có tác dụng làm giảm kích ứng viêm xoang do dị ứng nhờ đó có tác dụng chữa ho.
Trà hoa cúc
Uống một ly trà hoa cúc trước khi đi ngủ không chỉ giúp tinh thần bạn thư thái và ngủ ngon mà trà hoa cúc còn được xem là liệu pháp điều trị ho tự nhiên hiệu quả cho người bệnh. Lưu ý chỉ người lớn và trẻ trưởng thành mới áp dụng phương pháp này.
Bột nghệ
Bạn có thể áp dụng cách này để điều trị ho hiệu quả với công thức pha chế như sau:
– Trộn một muỗng cà phê bột nghệ với 1 muỗng cà phê mật ong. Mỗi ngày dùng từ 2-3 lần sẽ hết ho khan.
– Hoặc bạn cũng có thể trộn 1 muỗng cà phê bột nghệ chung với ít hạt tiêu đen trong nước sôi, thêm một thanh quế khô và một muỗng mật ong vào khuấy đều. Mỗi ngày uống một ly hỗn hợp này các triệu chứng ho sẽ dần được cải thiện.
– Ngoài ra bạn có thể pha trà thảo dược với bột nghệ theo tỷ lệ 1:1 để thưởng thức cho thêm một thìa mật ông cho dễ uống. Mỗi ngày uống từ 2-3 lần, uống trong vài ngày triệu chứng ho sẽ giảm hẳn và khỏi dứt điểm những cơn ho dai dẳng.
Nước ép nho
Nho chứa nhiều vitamin C tốt cho cơ thể ngoài ra trong trái nho còn có chứa chất có thể làm giảm đờm. Vì thế, bạn có thể ép nước nho hoặc xay nho với các loại trái cây khác để tăng hiệu quả điều trị.
Trà cam thảo
Cam thảo có tác dụng làm giảm đau rát và long đờm. Nguyên nhân là do trong cam thảo có chứa chất glycyrrhizin một loại enzyme sẽ giúp làm dịu viêm và kích thích cổ họng và làm lỏng chất nhầy trong mũi.
Cách làm: Pha 2 muỗng cà phê bột cam thảo trong 200ml nước nóng. Mỗi ngày uống 2 ly, uống liên tục sẽ giảm các triệu chứng ho và đờm ở cổ. Cách này cẩn thận với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh và những người dị ứng với cam thảo.
Tăng đổ ẩm cho phòng
Để làm loãng chất nhầy và dịu cổ họng bạn có thể đặt máy phun sương để tạo độ ẩm cho phòng ngủ. Và nhớ thường xuyên lau dọn máy để loại bỏ vi khuẩn bám vào.
Tránh xa chất kích thích và hóa chất dễ gây dị ứng
Môi trường bị ô nhiễm hay chứa hóa chất độc hại là một trong những nguyên nhân khiến bệnh của bạn ngày càng trầm trọng hơn. Do vậy với những người đang bị viêm đường hô hấp nên tránh tiếp xúc với nước hoa và xà phòng thơm, nước giặt xả không tốt cho những người bị viêm xoang mãn tính.
T.H (Theo beyonddisease)