Mẹ và Con - Có nhiều nguyên nhân đau đỉnh đầu như đau dây thần kinh chẩm, đau do thay đổi thời tiết, do lạm dụng thuốc, chứng co mạch não có hồi phục,... Tìm hiểu ngay 15 nguyên nhân gây đau trên đỉnh đầu thường gặp nhất!

Nhiều người thường có cảm giác tê, đau nhói ở đỉnh đầu mà không rõ lý do là gì. Dưới đây là 15 nguyên nhân đau đỉnh đầu thường gặp nhất. Tìm hiểu ngay trong bài viết này cùng Tạp chí Mẹ và Con nhé.

Đau đỉnh đầu là gì?

Đau trên đỉnh đầu là tình trạng vùng trên đỉnh đầu xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc đau nhói đột ngột. Người bệnh có thể bị đau đỉnh đầu kéo dài chỉ vài phút hoặc có thể kéo dài trong vài giờ. Nhiều người còn gặp tình trạng đau đỉnh đầu lặp đi lặp lại nhiều lần, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Cần tìm nguyên nhân đau đỉnh đầu và có cách điều trị, khắc phục kịp thời để tránh cơn đau dẫn đến các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Triệu chứng đau đỉnh đầu

Người bệnh bị đau đỉnh đầu thường có cảm giác như có vật nặng đang đè lên đỉnh đầu hoặc cảm giác đau nhói như có luồng điện vừa chạy qua vùng đỉnh đầu. Cơn đau nhói có thể kết thúc nhưng người bệnh vẫn còn cảm giác tê râm ran như kiến bò.

Ngoài ra, người bị đau đỉnh đầu còn có những triệu chứng khác như đau hàm, đau cổ, buồn nôn, chóng mặt, nhạy cảm với tiếng ồn/ánh sáng,… Một số trường hợp, người bị đau đỉnh đầu còn thể bị khó thở, chảy máu cam,…

Xem thêm: Bị khó thở nên làm gì cho nhanh khỏe

Trong các trường hợp hiếm hơn lên quan tới bệnh lý nguy hiểm, người bệnh không chỉ đau vùng đỉnh đầu mà còn có thể gặp phải tình trạng chảy máu cam, khó thở hoặc rối loạn lo âu.

nguyên nhân đau đỉnh đầu
Nguyên nhân đau đỉnh đầu

Nguyên nhân đau đỉnh đầu thường gặp

Những nguyên nhân gây đau đỉnh đầu thường gặp có thể kể đến như:

Chứng đau nửa đầu

Đây là nguyên nhân đau đỉnh đầu rất thường gặp. Người bệnh có thể có những cơn đau nhẹ, kéo dài vài phút cho đến vài giờ. Cơn đau nửa đầu còn có thể kéo dài lên đến 2-3 ngày hoặc trở thành bệnh mạn tính. Cơn đau nửa đầu thường kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng, suy giảm thị lực…

Người bị chứng đau nửa đầu còn có thể bị chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng, đứng không vững, đi loạng choạng,… Cơn đau nửa đầu thường gây bất tiện cho sinh hoạt, đời sống của người bệnh.

Căng thẳng

Người bị căng thẳng, lo âu quá mức, đang chịu áp lực lớn,… cũng có nguy cơ bị đau đỉnh đầu cao hơn. Cơn đau do căng thẳng thường ít nghiêm trọng mà chỉ âm ỉ, có thể lan ra vùng thái dương hoặc vùng cổ gáy.

đau đỉnh đầu

Đau đầu mạn tính

Tình trạng đau đầu mạn tính là khi cơn đau đầu kéo dài trên 15 ngày. Có nhiều dạng đau đầu mạn tính khác nhau, kể cả đau đỉnh đầu hoặc đau nửa đầu bên trái, đau nửa đầu bên phải, đau cả vùng đầu,…

Đau đầu mạn tính là tình trạng đau đầu kéo dài từ 15 ngày trở lên. Đau đầu mạn tính có nhiều dạng khác nhau, trong đó bao gồm tình trạng đau nhức đỉnh đầu kéo dài dai dẳng.

Đau đầu từng cụm

Đau đầu từng cụm cũng là nguyên nhân đau đỉnh đầu. Cơn đau thường diễn ra vào cùng một thời điểm trong ngày, kéo dài khoảng 20 phút đến vài giờ. Cơn đau đỉnh đầu này sẽ xuất hiện lặp lại hằng ngày, thường vào buổi tối và khi xuất hiện thì người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội, đi kèm với các triệu chứng như chảy nước mắt, chảy nước mũi, nghẹt mũi,…

Những lý do dẫn đến tình trạng đau đầu từng cụm thường gồm có rối loạn giấc ngủ, lạm dụng rượu bia, nghiện thuốc lá, từng có tiền sử bị chấn thương,…

Đau đầu về đêm

Nguyên nhân đau nửa đầu là gì? Đó chính là do tình trạng đau đầu về đêm – một dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh thức dậy trong đêm, mỗi đêm đều thức dậy vào cùng một thời điểm nhất định. Các cơn đau đầu về đêm thường gặp ở người trên 50 tuổi và cơn đau kéo dài ít nhất 15 phút.

Đau đầu do viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng các xoang cạnh mũi nhiễm virus, vi khuẩn, nấm hoặc phản ứng dị ứng dẫn đến viêm. Người bị viêm xoang thường có những triệu chứng như ngạt mũi, chảy mũi mũ, sốt, đau đỉnh đầu, đau nhức sọ mặt,… Vì thế, viêm xoang được xem như một nguyên nhân đau đỉnh đầu.

Triệu chứng đau đỉnh đầu

Viêm xoang được chia thành các nhóm:

  • Viêm xoang cấp tính (khỏi hoàn toàn trong < 30 ngày)
  • Viêm xoang bán cấp (hồi phục trong 30 đến 90 ngày)
  • Viêm xoang tái phát (≥ 4 giai đoạn cấp tính riêng biệt mỗi năm, mỗi lần được giải quyết hoàn toàn < 30 ngày nhưng lặp lại theo chu kỳ, với ít nhất 10 ngày giữa việc giải quyết hoàn chỉnh các triệu chứng và bắt đầu một đợt mới)
  • Viêm xoang mạn tính (kéo dài > 90 ngày)

Mất ngủ

Người bị mất ngủ thường xuyên cũng là nguyên nhân đau đỉnh đầu, do chất lượng giấc ngủ suy giảm, chất dẫn truyền thần kinh orexin đóng vai trò quan trọng trong giấc ngủ và tạo sự hưng phấn bị rối loạn.

Tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc có thể dẫn đến đau đỉnh đầu và người bị đau đầu cũng dễ bị gián đoạn giấc ngủ, làm cho tình trạng đau đầu diễn tiến trầm trọng hơn. Có thể thấy đây là một vòng lẩn quẩn và việc điều trị mất ngủ nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Lạm dụng thuốc

Nguyên nhân đau nửa đầu được các chuyên gia cho rằng có thể là do lạm dụng thuốc. Nhiều người sử dụng loại thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) hoặc có kê đơn nhưng không theo một liều lượng phù hợp, dùng quá nhiều thuốc giảm đau nên bị đau đỉnh đầu hoặc có thể đau nửa đầu, đau lan cả vùng đầu.

Hiện tượng đông cứng não

Hiện tượng đông cứng não hay còn được gọi là đau đầu do kích thích lạnh, xảy ra khi cơ thể đột ngột tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Bạn thường gặp tình trạng này trong những trường hợp như uống nước đá, ăn kem,… Lúc này, dây thần kinh tam thoa bị kích thích dẫn đến các cơn đau dữ dội ở đỉnh đầu trong vài giây rồi kết thúc.

Đau dây thần kinh chẩm

Nguyên nhân đau đỉnh đầu do đau dây thần kinh chẩm được xem là một nguyên nhân nguy hiểm, cần sớm phát hiện và can thiệp. Các dây thần kinh dẫn từ cột sống lên tới đỉnh đầu khi bị kích thích (do căng cơ cổ, chấn thương sau đầu, viêm xương khớp chèn ép dây thần kinh, có khối u ở cổ…) sẽ gây đay ở đỉnh đầu hoặc ở lưng.

Hội chứng co mạch não có hồi phục

Tình trạng co thắt động mạch não có thể dẫn đến cơn đau đỉnh đầu đột ngột và vô cùng dữ dội. Hội chứng này nếu không can thiệp kịp thời thì người bệnh có thể bị co giật, phù não, đột quỵ,… dẫn đến tàn tật hoặc tử vong.

Tăng huyết áp

Bạn có biết, tăng huyết áp cũng là một nguyên nhân đau đỉnh đầu rất phổ biến? Người bị tăng huyết áp đột ngột (từ 180/120mmHg trở lên) sẽ dễ bị khó thở, tức ngực, nhìn mờ, chảy máu cam, đau nhức đỉnh đầu,…

đau trên đỉnh đầu

Thiếu máu lên não

Những cơn thiếu máu lên não do số lượng hồng cầu lưu thông trong máu thấp hơn bình thường cũng có thể gây đau đầu. Tình trạng thiếu máu lên não kéo dài vô cùng nguy hiểm và có thể gây tử vong nếu không điều trị.

Hoạt động mạnh

Tập thể dục với cường độ cao, quan hệ tình dục trong một thời gian dài, chạy bộ nhanh,… đều có thể khiến huyết áp tăng nhanh và là nguyên nhân đau nửa đầu. Tuy nhiên, ở khía cạnh ngược lại thì việc vận động vừa phải, có khởi động trước khi luyện tập, uống đủ nước trước – trong – sau vận động,… thì cơn đau đầu có thể được thuyên giảm.

Thay đổi thời tiết chuyển mùa

Vào những lúc chuyển mùa, thời tiết và áp suất khí quyển đột ngột thay đổi sẽ dẫn đến cơn đau đỉnh đầu. Bạn cũng có thể cảm thấy bồn nôn, nôn ói, mệt mỏi uể oải,…

Biến chứng đau đỉnh đầu

Cơn đau đỉnh đều nếu không kịp thời phát hiện, tìm ra nguyên nhân và điều trị thì có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh bị đau đỉnh đầu có nguy cơ đối mặt với những biến chứng như tăng huyết áp, thiếu máu lên não, đột quỵ,… thậm chí gây tử vong.

Do đó, cần sớm phát hiện ra nguyên nhân đau đỉnh đầu và có cách điều trị thích hợp, tránh để bệnh diễn tiến nặng gây nên biến chứng bất lợi với sức khỏe.

Biến chứng đau đỉnh đầu

Đau ở đỉnh đầu có thể khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Vì thế, nên sớm đến các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân đau đỉnh đầu, từ đó được hướng dẫn cách điều trị thích hợp. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng biện pháp massage, chườm nóng – lạnh, châm cứu,… để cơn đau được thuyên giảm tạm thời. Lưu ý, không tự ý dùng thuốc và không lạm dụng thuốc giảm đau.

Bài viết liên quan