Mẹ và Con - Ngày cưới là một ngày vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người chúng ta. Vì thế, cần chuẩn bị cưới thật chỉn chu, trang trọng các bạn nhé!

Một năm mới lại đến với nhiều hy vọng mới đang mong chờ. Nếu ai chuẩn bị kết hôn thì đó chắc hẳn là tin vui trong dịp đầu năm này. Nếu bạn còn đang lo lắng về các bước chuẩn bị cưới thì đừng quên tham khảo Tạp chí Mẹ và Con để tìm được những ý tưởng và lên kế hoạch hoàn hảo cho mình nhé!

kết hôn

Họp mặt gia đình hai bên

Họp mặt nội ngoại gia đình hai bên là điều cần thiết trước mỗi lễ cưới. Người lớn của cả hai gia đình sẽ có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc bàn bạc, trao đổi và thống nhất cách tổ chức đám cưới cho hai bạn. Thêm vào đó, hẹn gặp hai nhà còn là dịp để hai bên thông gia hiểu nhau hơn và giúp đỡ nhau nhiều hơn trong cuộc sống sau này. 

Coi ngày cưới phù hợp

Nhiều gia đình Việt Nam có truyền thống đi xem ngày cưới hỏi để chọn được ngày giờ đẹp nhất, giúp cuộc sống vợ chồng và con cái sau này yên bề và hạnh phúc. Chính vì thế, các cặp đôi khi chuẩn bị cưới nên hỏi ý kiến gia đình trong vấn đề chọn ngày này thay vì tự tiện chọn theo ý mình. Nếu được sự cho phép của cả hai nhà rằng, việc tổ chức thuận tiện cho lịch làm việc của hai vợ chồng thì tốt nhất nên chọn vào ngày nghỉ để không bị tốn ngày phép dành cho tuần trăng mật.

chuẩn bị cưới

Lên ngân sách dự trù chuẩn bị cưới

Trước khi chuẩn bị cưới bạn cần dự trù ngân sách cho lễ kết hôn này. Tốt nhất cả hai gia đình cùng quyết định xem khoản nào nhà gái chi, khoản nào nhà trai chi và khoản nào cả hai chia đôi. 

Càng cố gắng chi tiết hoặc dự trù được kinh phí phát sinh trong bản kế hoạch thì những rủi ro, thiếu hụt cũng giảm được phần nào. Một số khoản chi cơ bản khi chuẩn bị kết hôn bao gồm đồ bưng quả, váy cưới, vest cưới, của hồi môn, nhẫn cưới, trang sức cho vợ (chồng), trang điểm, in thiệp mời, hoa tươi cầm tay, đặt tiệc cưới, xe hoa, xe đưa đón khách, quay phim, chụp hình, dựng rạp cưới tại nhà, thuê bàn ghế tiệc trà hoặc ăn uống tại nhà…

Địa điểm tổ chức tiệc cưới

Chọn nơi tổ chức đám cưới có tầm ảnh hưởng rất lớn tới khoản ngân sách kể trên. Bạn có thể tham khảo chi phí tối thiểu một bàn tiệc ở nhà hàng là bao nhiêu, sau đó lựa chọn nhà hàng phù hợp với túi tiền của mình.

Chú ý trong các nhà hàng có rất nhiều thực đơn tiệc cưới cũng như gói ưu đãi dành cho tiệc cưới. Nếu đó là một nhà hàng bạn chưa từng tới nhưng có chính sách cho thử món thì đừng ngần ngại nếm thử nhé! Mặt khác, bạn cũng có thể tìm tới những chỗ quen để đảm bảo hương vị của món ăn theo ý mình. 

địa điểm tổ chức đám cưới

Sửa sang nhà cửa

Khi cả hai đã bàn bạc đi đến hôn nhân, thì việc sửa sang nhà cửa rất quan trọng trước khi tổ chức đám cưới. Nếu cảm thấy nhà quá chật chội thì phải dọn dẹp hoặc vứt bớt đồ dùng không cần thiết để tạo không gian làm lễ tại nhà hoặc đặt bàn mời trà khi khách khứa, họ hàng, bạn bè đến chúc mừng. Có thể sơn lại tường nhà hoặc mua thêm những vật dụng cần thiết như bàn ghế, tủ nếu cảm thấy cần thiết sau này. 

Sắm vật dụng trong phòng tân hôn

Khi chuẩn bị cưới bạn cũng cần lưu ý đến vấn đề mua sắm trong phòng cưới của hai vợ chồng.

Không chỉ trang trí phòng tân hôn để lộng lẫy hơn, tạo không gian lãng mạn cho cả hai vợ chồng mới cưới mà còn phải mua mới những vật dụng như gối, nệm, chăn, bàn trang điểm, tủ treo quần áo, kệ… Đây đều là những món đồ cơ bản trong phòng ngủ mà trước kia hoặc phòng mới, do đó phải sắm đầy đủ nhé!

trang trí phòng cưới

Chụp ảnh cưới

Bạn nên quyết định chụp ảnh cưới trước thời điểm diễn ra đám cưới khoảng 2 tháng để có thời gian chỉnh sửa, xem lại nếu không ưng. Về địa điểm chọn chụp ảnh cưới, bạn có thể lựa chọn chụp trong studio nếu kinh phí eo hẹp hoặc chụp ngoài trời và ở nhiều nơi khác nhau. 

Lên danh sách khách mời

Suy nghĩ thật kỹ và nhớ đừng bỏ quên, làm mất lòng ai do thiếu sót nhé. Về bạn bè thì thường có bạn thân, bạn đại học, đồng nghiệp. Về phía họ hàng và hàng xóm, hãy cùng bố mẹ liệt kê ra. 

In thiệp cưới

Trước khi chuẩn bị cưới thì việc lựa chọn mẫu thiệp cũng là điều không thể bỏ qua. Dù có trang trí đẹp như thế nào thì hai vợ chồng cũng đừng quên kiểm tra những thông tin quan trọng như họ tên, thông tin bố mẹ hai bên, ngày tổ chức tiệc, giờ bắt đầu… để khách có thể nắm thông tin tốt nhất.

Sau khi nhận thiệp cưới về, hãy viết tên của khách mời vào bên trong. Nếu đó là họ hàng, hàng xóm hoặc bạn bè của bố mẹ mà bạn ít gặp thì nên nhờ bố mẹ đưa thiệp cưới cho họ. Còn đối với bạn bè của mình, bạn có thể tặng kèm một món quà xinh xinh chẳng hạn.

thiệp cưới

Trình tự lễ cưới

Mỗi gia đình sẽ có những trình tự cũng như mong muốn khi chuẩn bị cưới khác nhau. Do đó, bạn cần bàn bạc và thảo luận với gia đình mình và gia đình vợ (chồng) sắp cưới để tránh làm sai truyền thống hoặc mất lòng. Ngoài ra, cũng nên trao đổi với người dẫn chương trình về trình tự hoặc sân khấu bất ngờ (nếu có) để họ kiểm soát được không khí đám cưới nhé!

Bên cạnh đó, nếu trong tiệc cưới có các chương trình thú vị khác như ca hát, nhảy múa góp vui thì bạn cũng nên nhờ người dẫn giới thiệu xen kẽ để đảm bảo không khí vui vẻ, náo nhiệt…

Lựa chọn trang phục cưới

Tùy vào sở thích của cô dâu mà khi chuẩn bị cưới bạn có thể đi tới các cửa hàng váy cưới để tham khảo kiểu dáng cũng như giá cả. Hiện nay, nhiều cửa tiệm cho thuê váy kèm dịch vụ trang điểm luôn nên rất tiết kiệm ngân sách. Và đừng quên chuẩn bị trang phục cho chú rể sao cho “hợp concept” với cô dâu nhất, bạn nhé! Bạn cũng có thể chuẩn bị trang phục cho dâu phụ – rể phụ nữa đấy!

váy cưới

Hoa cưới

Hoa cưới cũng là một điều cần phải chuẩn bị trong hôn lễ. Thông thường, hoa cưới sẽ được gói thành một bó hoa có độ to vừa phải để cô dâu cầm trên tay. Bạn có thể chọn 2-3 bó theo trang phục của cô dâu hoặc 1 bó xuyên suốt buổi lễ đều được.

Phương tiện ngày cưới

Nếu gia đình hai bên sống gần nhau thì bạn có thể để những người trẻ đi xe máy còn những người cao tuổi, người lớn trong nhà đi xe ô tô hoặc taxi. Mặt khác, nếu gia đình ở xa nhau thì bạn nên thuê xe ô tô để phục vụ cho việc đi lại. 

Phân công người đón khách, tiếp nước

Khi cả bạn và bố mẹ hai bên đều bận thì ai sẽ là người đón cũng như tiếp nước cho khách? Hãy suy nghĩ kỹ vấn đề này khi chuẩn bị cưới để không khách mời nào cảm thấy khó chịu khi ra về cả nhé!

Đám cưới là việc quan trọng của cả một đời người, nên hãy cùng gia đình lập kế hoạch để tiệc cưới trở nên hoàn hảo và đáng nhớ nhất nhé! Nếu còn quá căng thẳng và sợ làm sai thì bạn có thể tập dượt trước một vài lần để chuẩn bị cưới tốt hơn. Quan trọng nhất, bạn và người ấy cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc là được. Chúc hai bạn có một hôn lễ thật tuyệt vời!

Bài viết liên quan