Mẹ và Con - Cùng tìm hiểu ngay về những nguyên nhân gây ngứa da cũng như cách khắc phục theo từng nguyên nhân cụ thể bạn nhé!

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra cảm giác ngứa ngáy, từ da khô do thời tiết đến các bệnh da liễu hoặc do tiếp xúc với một loại cây, một loại côn trùng nào đó. Nếu bạn thường xuyên bị ngứa da, hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây ngứa da cũng như cách điều trị bạn nhé!

Da khô

Da khô là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa da và thường không kèm theo phát ban. Nguyên nhân gây ngứa da do da khô thường phổ biến ở những người lớn tuổi hoặc những người hút thuốc, tiếp xúc quá mức với ánh nắng mặt trời hoặc lạm dụng các sản phẩm chăm sóc da. Vào mùa đông hoặc khi sống trong môi trường thiếu độ ẩm thì cũng dễ gây khô da và khiến bạn có cảm giác ngứa ngáy hơn.

Chiến lược đầu tiên của bạn để chống lại làn da khô là dưỡng ẩm ba đến bốn lần một ngày. Hạn chế thời gian ngâm mình trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen, vì điều này có thể làm mất đi độ ẩm tự nhiên của da. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng sản phẩm chăm sóc da lành tính, có chứa thành phần dưỡng ẩm như lô hội (nha đam), mật ong, bơ,…

Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng là dạng phổ biến nhất của bệnh chàm và thường khiến da bị khô, đỏ, kích ứng. Bạn cũng có thể có những nốt sưng đỏ trên da và chứa dịch bên trong. Khi các nốt mẩn đỏ vỡ ra, da sẽ bắt đầu đóng vảy. Và viêm da dị ứng chính là nguyên nhân gây ngứa da vô cùng phổ biến.

Để cải thiện tình trạng chàm da, quan trọng nhất chính là dưỡng ẩm. Ngoài ra, bạn nên tránh các loại xà phòng chứa hương liệu hay paraben. Không tắm nướng nóng và chọn vải may quần áo, ga giường mềm mịn (lụa, sợi tơ tằm,…) có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này.

ngứa da có sao không

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Loại phát ban ngứa này thường xuất hiện khi bạn tiếp xúc với thứ mà bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm, chẳng hạn như hóa chất, sơn, len hoặc nước hoa. Bạn cũng có thể bị sưng hoặc phồng rộp và chảy dịch trên da.

Viêm da tiếp xúc dị ứng thường khó xác định vì nó có thể xuất hiện sau 72 giờ hoặc hơn sau khi tiếp xúc. Trong một số trường hợp, viêm da tiếp xúc thậm chí có thể xuất hiện bất ngờ, ngay cả khi bạn đã sử dụng cùng một sản phẩm, chẳng hạn như dầu gội đầu yêu thích của bạn, trong nhiều năm.

Bạn có thể điều trị các phản ứng của viêm da tiếp xúc nhẹ bằng kem dưỡng ẩm và corticosteroid bôi ngoài da không kê đơn. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trên da ngày càng nghiêm trọng, bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác.

Cây thường xuân độc

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), việc ở ngoài trời khiến bạn có nguy cơ tiếp xúc với các loại cây có độc, chẳng hạn như cây thường xuân độc, cây sồi độc và cây ngô thù du độc. Khi tiếp xúc với da, dầu nhựa cây của những cây này có thể gây ra một dạng viêm da tiếp xúc dị ứng phổ biến. Các loại cây độc có thể là nguyên nhân gây ngứa da cũng như khiến da sưng đỏ, nổi mụn nước,…

Việc ngưng tiếp xúc với những loại cây này chính là giải pháp để bạn có thể khắc phục vấn đề của mình. Ngoài ra, bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc dùng các loại thuốc chống dị ứng.

Bệnh vẩy nến

Một nguyên nhân khác gây ngứa da chính là bệnh vẩy nến. Căn bệnh này thường xuất hiện ở đầu gối, khuỷu tay và lưng dưới, nhưng bạn cũng có thể bị bệnh vẩy nến trên mặt. Khi bị vảy nên, bạn sẽ thấy da của mình các mảng da dày màu đỏ và vảy bạc. Theo CDC, bệnh vẩy nến là một tình trạng tự miễn dịch mãn tính làm tăng tốc độ chu kỳ phát triển của tế bào da.

da bị ngứa

Việc điều trị bệnh vẩy nến thường phụ thuộc vào lượng da bị ảnh hưởng, mức độ nghiêm trọng của bệnh (ví dụ: có nhiều mảng da hoặc đau đớn) hay vị trí xuất hiện vảy nên (trên mặt hay dưới lưng, đầu gối,…).

Tác dụng phụ của thuốc

Ngứa da có thể là tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Triệu chứng này cũng có thể đi kèm với phát ban hoặc da khô giống như bệnh chàm .

Một số thủ phạm thường gặp chính là thuốc giảm đau (cả thuốc mua tự do và thuốc kê đơn), thuốc kháng sinh như thuốc penicillin hoặc thuốc sulfa, và một số loại thuốc điều trị tâm thần và chống động kinh. Bạn nên trực tiếp trao đổi với bác sĩ nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này và bị ngứa da. Bác sĩ có thể cân nhắc cho bạn sử dụng thuốc thay thế hoặc thay đổi liều lượng nhưng đừng bao giờ tự ý dừng hoặc điều chỉnh thuốc đã kê đơn.

Bệnh thận

Mặc dù thận có thể cảm thấy không liên quan đến da của bạn, nhưng bệnh thận mãn tính có thể lại là nguyên nhân gây ngứa da. Loại ngứa này thường ảnh hưởng đến các khu vực rộng trên da và trở nên nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Thận có nhiệm vụ làm sạch chất độc khỏi cơ thể. Khi thận hoạt động kém hiệu quả, các chất chuyển hóa có thể tích tụ trong da và trở thành tác nhân kích hoạt tình trạng ngứa da của bạn.

Lúc này, giữ ẩm và dưỡng ẩm sẽ giúp bạn cải thiện các triệu chứng trên da. Tuy nhiên, để các triệu chứng được thuyên giảm hoàn toàn, cần điều trị từ “gốc” – tức dùng thuốc điều trị bệnh thận mãn tính của bạn.

Bệnh gan

Giống như thận, gan cũng tham gia vào việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể bạn. Vì vậy, các bệnh về gan cũng là nguyên nhân gây ngứa da, chẳng hạn như:

  • Bệnh gan tự miễn
  • Viêm gan siêu vi mãn tính (chủ yếu là viêm gan C )
  • Tổn thương gan do thuốc

nguyên nhân gây ngứa da và cách điều trị

Tình trạng ngứa có thể nhẹ hoặc nặng, lan rộng hoặc giới hạn ở một số vùng nhất định (như lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân). Cảm giác ngứa ngáy có thể kéo dài trong nhiều ngày hoặc kết thúc chỉ trong một thời gian ngắn, tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Lúc này, dùng kem dưỡng ẩm và tắm nước ấm có thể giúp giảm ngứa nhẹ. Nếu tình trạng ngứa da của bạn trở nên nghiêm trọng hơn, có thể cần sử dụng thuốc điều trị.

Bệnh tiểu đường

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tiểu đường có nhiều khả năng bị khô da, ngứa do lượng đường trong máu cao. Da khô dễ bị nhiễm nấm và gây ngứa ở một số vùng nhất định. Tình trạng ngứa này có xu hướng xảy ra ở những điểm cụ thể chứ không phải trên toàn bộ cơ thể.

Sử dụng xà phòng dịu nhẹ và các sản phẩm chăm sóc da khác cùng với việc không ngâm mình quá lâu trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen có thể hữu ích để cải thiện ngứa da. Đảm bảo dưỡng ẩm, dưỡng ẩm, dưỡng ẩm để có thể cải thiện vấn đề của bạn.

Bệnh zona

Bệnh zona được xem là một trong những nguyên nhân gây ngứa da vô cùng phổ biến. Cơn ngứa do bệnh zona thường xuất hiện sau khi các vết phồng rộp đặc trưng đã biến mất. Da đã lành nhưng vẫn còn ngứa ở khu vực đó vì dây thần kinh bị kích thích.

Khi bạn bị ngứa da do bệnh zona, các giải pháp bôi ngoài da có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên cần lưu ý không bao giờ bôi kem lên các vết thương chưa lành.

Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng (MS) là một căn bệnh tự miễn phức tạp ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều gấp hai đến ba lần so với nam giới và cũng là một nguyên nhân gây ngứa da mà nhiều người gặp phải. Một số người mắc thấy rằng họ bị đau và ngứa nhiều hơn khi gặp thời tiết nóng hoặc khi mệt mỏi.

nguyên nhân gây ngứa da và cách khắc phục

Bệnh ung thư

Trong một số ít trường hợp, ngứa da có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư, thường là ung thư máu. Một ví dụ là bệnh đa hồng cầu, ảnh hưởng đến tủy xương.

Trên đây là 12 nguyên nhân gây ngứa da phổ biến nhất. Nếu tình trạng ngứa da không quá nghiêm trọng, bạn có thể tự khắc phục tại nhà. Nhưng nếu thấy các triệu chứng không thuyên giảm, cần đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị phù hợp.

Bài viết liên quan