1. Gừng
Gừng có tác dụng chống buồn nôn rất hiệu quả. Một nghiên cứu tiến hành năm 2009 cho thấy dùng gừng sẽ giảm cảm giác buồn nôn được đến 40%. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng giúp giảm đau thắt lưng, loại bỏ tình trạng viêm, giảm đau nửa đầu.
Bà bầu có thể nhấm nháp một chiếc kẹo gừng hoặc uống trà gừng, bạn cũng có thể ăn gừng kèm với những thực phẩm khác trong bữa ăn.
Lưu ý thêm rằng gừng nhạy cảm với nhiệt và oxy, vì vậy cần bảo quản củ gừng ở nơi mát mẻ, khô thoáng hoặc trong ngăn mát tủ lạnh. Để pha một tách trà gừng, bạn gọt vỏ một miếng gừng tươi, cắt đoạn khoảng 5 cm, xắt lát và bỏ vào 2 chén nước đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút. Sau đó dùng nóng. Uống 2 tách trà gừng nhỏ như thế mỗi ngày sẽ rất tốt cho cơ thể.
2. Bạc hà
Lá bạc hà rất phổ biến, dễ mua (ở những chỗ bán rau thơm trong chợ), thậm chí dễ trồng. Bạn có thể trồng chúng trong chậu nhỏ, ngay trên sân thượng của mình đấy. Bạc hà có tác dụng rất tuyệt để giảm đi cảm giác buồn nôn do nghén. Không chỉ thế, uống vài tách trà nấu từ lá bạc hà hoặc thêm bạc hà vào các món ăn trong ngày là cách hiệu quả giúp bạn tránh bị ho, cảm lạnh. Nó cũng giúp chữa đau họng, giảm tình trạng ho khan, thông mũi tự nhiên.
Ngay cả nếu bạn bị ợ nóng hoặc khó chịu dạ dày, bạn cũng chỉ cần đun sôi ít lá bạc hà tươi, hít hà chúng, sau đó uống nước bạc hà là dễ chịu hẳn. Bạn có thể uống trà bạc hà theo cách này hoặc ăn kẹo bạc hà để khắc phục chứng ốm ngén của mình.
3. Chanh
Chanh còn dễ kiếm hơn gừng hay bạc hà nữa. Khi bạn buồn nôn, khó chịu vì những cơn ốm nghén, bạn chỉ cần vò nhẹ ít vỏ chanh trên tay, đưa lên mũi ngửi là đã đỡ. Ngoài ra, chanh còn giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng cho bạn. Bạn chỉ cần lưu ý đừng uống chanh khi bụng đang đói hoặc đang cồn cào vì buồn nôn. Nên uống chanh sau khi đã “măm” một chút thực phẩm khác và uống lượng vừa phải (1 ly nhỏ/ ngày). Tránh uống ngay trước giờ đi ngủ vì chúng sẽ khiến bạn tỉnh táo, không ngủ được.
Một vài loại quả khác gần gần như chanh là cam, quýt. Chúng cũng có tác dụng tốt để giảm buồn nôn và cung cấp các vi chất quan trọng cho cơ thể. Bạn cũng có thể rửa sạch vỏ cam quýt để dành, nấu với nước sôi uống hàng ngày.
4. Tía tô
Lá tía tô cũng tương tự như lá bạc hà, mua rất dễ dàng ở mọi điểm bán rau củ ngoài chợ. Theo Đông y, tía tô có tính ấm, có tác dụng an thai, hạn chế triệu chứng buồn nôn ở phụ nữ mang thai. Bạn có thể dùng lá tía tô hãm nước sôi uống hàng ngày hoặc chế biến kết hợp với các món ăn khác trong bữa ăn, hiệu quả sẽ rất rõ rệt.
Để giảm nghén hiệu quả, mẹ bầu nên tránh xa với những loại thức ăn có chứa nhiều mỡ, nhiều gia vị bởi chúng dễ gây cảm giác buồn nôn. Bạn cũng nên ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày, không nên để bụng đói, vì bụng càng đói càng làm gia tăng cơn buồn nôn mà thôi.
5. Củ cải trắng
Có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, giải trừ buồn nôn. Bạn có thể ép lấy nước củ cải uống hoặc chế biến thành các món ăn trong bữa ăn hàng ngày. Không chỉ hỗ trợ giảm buồn nôn, củ cải còn cung cấp cho cơ thể lượng kẽm, khoáng chất phong phú nhằm tăng cường sức đề kháng, tránh cảm cúm, làm dịu thần kinh.
6. Bánh mì, bánh quy…
Các thực phẩm nhiều tinh bột, làm từ ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… có tác dụng làm giảm axit trong đường tiêu hóa, từ đó làm dịu chứng buồn nôn. Bạn nên “thủ” sẵn cho mình một ít bánh tây nhạt, không hoặc ít đường để giúp cơ thể dễ chịu hơn khi nghén.
7. Me
Me được coi là vị thuốc chữa buồn nôn cực tốt. Ngoài ra, me chứa vitamin C, B giúp tăng sức đề kháng, chống mệt mỏi.
Bạn có thể dùng me chín cạo sạch vỏ, cho nước vào nấu kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã và cho thêm đường vào khuấy đều. Chia làm 3 lần/ ngày, uống đều trong vài ngày liên tiếp.
Ngoài ra, bạn hãy thử ăn me ngào, mứt me, ô mai me hoặc có nấu các món canh chua như: canh cá, nước rau muống luộc dầm me…
8. Sữa chua
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lisin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Sữa chua cũng giúp dạ dày dễ chịu hơn, bình ổn hơn kể cả trong những ngày bạn đang nghén nặng. Vì vậy, đừng quên cung cấp cho mình 2 hộp sữa chua mát lạnh mỗi ngày.
9. Khoai lang
Trong củ khoai lang rất phong phú các loại vitamin như: vitamin B6, viatmin C, folate, photpho. Vì vậy, việc ăn khoai lang không chỉ giúp giảm buồn nôn mà còn cung cấp dưỡng chất tốt cho cả bạn lẫn thai nhi.
10. Chuối
Chuối rất giàu kali, vì thế chúng có thể giúp bạn tránh khỏi những cơn buồn nôn, chuột rút dễ gặp khi mang thai. Bên cạnh đó, ăn 2 quả chuối chín vừa mỗi ngày giúp cơ thể bạn thoải mái, giảm căng thẳng (trong chuối có chứa nhiều chất vitamin B6 giúp tế bào thần kinh khỏe mạnh).
11. Đu đủ chín
Đu đủ là loại quả nhiều dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Đu đủ chín chứa 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, nhiều caretenoid acid hữu cơ, các loại vitamin A, B, C, protein; 0,9% chất béo, xenlulo; 0,5% canxi và các chất đạm chống oxy hóa…
Đu đủ chín lại đặc biệt tốt cho dạ dày, điều trị chứng khó tiêu, nhất là cảm giác buồn nôn khi ốm nghén. Bên cạnh đó, lượng lớn vitamin C và A có trong đu đủ có thể giúp hệ miễn dịch trong cơ thể hoạt động tốt hơn.
12. Thực phẩm giàu chất sắt
Tăng cường thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp giảm triệu chứng buồn nôn. Những thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt bò, cá mòi, trứng, trái cây khô và các loại rau lá xanh không chỉ giúp giảm buồn nôn mà còn cung cấp cho mẹ bầu đầy đủ sắt cũng như các chất dinh dưỡng quan trọng khác.
Cần uống đủ nước mỗi ngày
Khi thiếu nước, cơ thể của bầu sẽ xuất hiện dấu hiệu buồn nôn, chuột rút, chóng mặt. Nước quan trọng đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi tình trạng thiếu nước có thể kích thích dạ con co bóp. Bạn nên uống ít nhất 2,5 lít nước mỗi ngày.