Mẹ&Con - Trẻ nhỏ luôn nghịch ngợm nên bất cứ nơi nào trong nhà trẻ cũng có thể mối hiểm họa của bé nếu người nhà không dõi theo các hoạt động của bé. Trong đó, nhà bếp là nơi mà mẹ cần phải lưu ý vì chứa nhiều vật nặng, sắc nhọn… rất nguy hiểm. 3 nguyên tắc xài bếp gas an toàn Bí quyết giúp bé an toàn khi tập đi Trang bị kiến thức an toàn cho trẻ

Dưới đây là 10 việc mẹ cần làm ngay để nhà bếp có thể trở thành nơi an toàn và thú vị cho bé thỏa thích chơi đùa và khám phá.

1. Luôn bố trí các vật sắc nhọn  như dao, kéo, đũa…ở vị trí cao so với tầm với trẻ em (nhiều trẻ còn biết bắt ghế hoặc leo lên vật gì đó để lấy) nên mẹ cần tính toán kỹ về độ cao. Tuyệt đối không để con cầm những vật này, đặc biệt là dao, kéo dù chỉ một lần vì chúng được xếp vào nhóm nguy hiểm, có thể khiến trẻ mang thương tật suốt đời nếu mẹ không cẩn thận.

10-viec-me-can-lam-trong-nha-bep-de-tranh-nguy-hiem-cho-be-yeu

2. Thường xuyên lau chùi nhà bếp để tránh vi khuẩn, nấm mốc. Lưu ý khi mẹ lau sàn nhà bếp thì phải có người trông chừng bé hoặc làm mọi cách để bé không được vào khu vực này nhằm tránh nguy cơ bị té ngã.

3. Nên xếp chén dĩa bằng sứ hay ly thủy tinh vào tủ hoặc đặt tất cả các món dễ vỡ này ở một nơi an toàn để trẻ không thể nghịch ngợm. Nếu trẻ dưới 3 tuổi, mẹ nên cho con ăn hoặc chơi bằng chén nhựa để hạn chế tình trạng bé làm vỡ chén hoặc bị các mảnh vỡ đâm vào tay, chân.

4. Mẹ không nên vừa bế trẻ vừa nấu ăn, sẽ rất nguy hiểm nếu trẻ bị dầu ăn hay nước sôi văng vào người. Tốt nhất mẹ nên để trẻ vào chiếc cũi hoặc dụ bé chơi ở một khu vực khác an toàn hơn (dĩ nhiên vẫn trong tầm ngắm của mẹ).

5. Nên dùng thùng rác có nắp đậy và thường xuyên đổ rác, vệ sinh sạch sẽ. Vì trẻ con rất giỏi bắt chước, chỉ cần bé quan sát thấy bạn bỏ rác vào đó vài lần là bé có thể làm theo. Đôi lúc bé yêu có thể bốc rác bỏ vào miệng hoặc lấy rác bỏ ra ngoài. Đã có rất nhiều trường hợp bé đem cả điện thoại, tã sạch quăng vào sọt rác đấy.

10-viec-me-can-lam-trong-nha-bep-de-tranh-nguy-hiem-cho-be-yeu

6. Nhiều gia đình sử dụng lò vi sóng cũng nên lưu ý để lò nơi vững chắc, không để trẻ tơi gần để tránh lò đổ vào người trẻ. Ngoài ra cũng nên lựa chọn loại lò vi sóng có tay cầm để trẻ không tự mở ra được.

7. Lời khuyên cho mẹ là không nên để trẻ vào bếp nếu không có sự giám sát của người lớn. Trẻ con rất ngộ, nếu mẹ nói: “Nơi đó nguy hiểm lắm, con đừng đến gần” thì trẻ lại càng tìm cách đến cho bằng được. Vậy nên, tùy theo độ tuổi và tính cách của con mà mẹ có cách giải thích phù hợp nhé!

8. Ưu tiên các sản phẩm thiên nhiên trong việc tẩy rửa bếp vì đó là cách mẹ hạn chế trẻ tiếp xúc với các hóa chất độc hại.

9. Khi đang bưng bê thức ăn, nhất là canh còn nóng, mẹ phải cẩn thận nếu không sẽ làm bỏng cả mẹ và bé. Nếu thức ăn đã dọn ra bàn, cần có người canh chừng để bé không leo trèo nghịch ngợm hoặc tự ý múc thức ăn vì dễ bị bỏng.

10. Các loại bình xịt, thuốc diệt côn trùng phải bảo quản và cất giữ nơi thích hợp, không xịt khi có trẻ ở đó và khi nấu nướng có thể gây cháy nổ. 

Tags:

Bài viết liên quan