Mẹ&Con - Một năm mới bắt đầu, bao dự tính đang được bạn “lên kế hoạch” thực hiện. Vậy thì, hãy thêm vào danh sách việc cần làm của mình 12 điều này nhé. Dễ thôi, không khó thực hiện. Và quan trọng là những việc ấy đều rất cần cho con bạn, để giúp bé khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, tránh xa bệnh tật, thêm một tuổi mới hay ăn chóng lớn, ngoan ngoãn đáng yêu. Đổi 'dế' mới đón Tết Phòng ngừa các bệnh trẻ hay gặp ngày Tết Món Tết đơn giản nhưng đủ chất

Cho con chơi đùa ngoài trời 1 giờ/ngày

10 việc có lợi cho sức khỏe của trẻ ba mẹ nhất định phải làm trong năm mới 7

Ở thành phố, bạn không dễ để tìm kiếm những khoảng sân ngoài trời an toàn cho trẻ. Nhiều gia đình sống sát với mặt tiền đường, việc cho trẻ ra khỏi nhà chơi đùa càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, hãy vì con mà cố gắng thu xếp việc này. Tranh thủ đưa trẻ đi dạo ngoài công viên, đưa con lên sân thượng và hai mẹ con cùng trồng rau, cùng hít thở khí trời hoặc tập thể dục, phơi nắng sớm chẳng hạn. Việc đưa trẻ ra ngoài trời cho trẻ vận động, chơi đùa rất quan trọng. Nó kích thích sự phát triển hoàn thiện cơ xương khớp, tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ cảm nhận vạn vật quanh mình và làm phong phú thêm vốn từ ngữ cũng như kiến thức của trẻ.

Chủng ngừa theo đúng lịch

Việc chủng ngừa đúng lịch đặc biệt quan trọng cho sức khỏe của trẻ. Hãy mở quyển lịch của bạn lên và đánh dấu vào đấy những giai đoạn cần đưa trẻ đi chủng ngừa. Đừng lấy lý do bạn bận hoặc… quên, vì nếu trẻ mắc phải những bệnh lẽ ra có thể phòng từ đầu bằng cách chủng ngừa, bạn sẽ ân hận rất nhiều vì đã quên một việc vô cùng quan trọng đấy!

Giữ vệ sinh nhà cửa

Nhân dịp đầu năm mới, hãy tranh thủ tổng vệ sinh ngôi nhà. Nhà có trẻ nhỏ, bạn nên hạn chế trữ lại đồ đạc ít dùng, vì chúng sẽ tạo điều kiện cho việc bám bụi, vi khuẩn sinh sôi… Làm thoáng đãng ngôi nhà và cố gắng giữ nếp vệ sinh này trong suốt cả năm.

10 việc có lợi cho sức khỏe của trẻ ba mẹ nhất định phải làm trong năm mới 8Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ

Mỗi tuần một lần, bạn cũng nên để lịch nhắc nhở mình việc giặt giũ định kỳ chăn chiếu, drap trải giường… Nhớ vệ sinh cả toilet và các món đồ chơi, các vật dụng bé dùng đến thường xuyên nữa.

 Luôn tự hỏi: “Cái này có nguy hiểm cho con?”

Rà soát lại từng ngóc ngách trong ngôi nhà của bạn, đặt ra các tình huống và thử suy nghĩ xem có gì bất ổn, dễ gây nguy hiểm cho trẻ ở đó hay không. Chẳng hạn, nhìn một ổ điện, bạn hãy lướt qua trong đầu mình câu hỏi: “Con có với tới ổ điện này không?”, “Có khi nào trẻ nghịch ngợm trèo lên ghế, lấy cây kim loại nào đó cho vào ổ điện không?”.

Hỏi những câu tương tự với sàn nhà, với ban công, với các loại tủ, với cạnh bàn sắc nhọn, với vị trí để dao kéo, với ngăn tủ đựng các loại hóa chất, với tủ đựng thuốc… Hãy “xử lý” ngay nếu bạn nhận ra có bất cứ thứ gì đe dọa đến sự an toàn của con. Và lưu ý rằng bạn cần thường xuyên kiểm tra định kỳ như thế này mỗi tháng một lần. Vì có những thứ trong nhà, tháng trước con với tay chưa tới nhưng chỉ vài tháng sau là con dư sức với tới rồi đấy!

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng

Xem con bạn có nằm trong mức phát triển chiều cao và cân nặng “đạt chuẩn” không. Nếu trẻ phát triển chậm hơn bình thường hoặc béo phì, thừa cân, nên hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng càng sớm càng tốt, nhằm điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Trẻ nhỏ, trừ những trường hợp đặc biệt được bác sĩ tư vấn riêng, không nên kiêng khem quá mức. Trẻ cần chế độ dinh dưỡng phong phú, đầy đủ: đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất, chất xơ. Nên tăng cường cho trẻ ăn đủ lượng rau củ mỗi ngày và đừng quên bổ sung đủ chất béo cho con. Vì không như người lớn cần “kiêng” béo, trẻ nhỏ rất quan trọng lượng chất béo này. Trừ trường hợp trẻ có vấn đề về sức khỏe (béo phì, huyết áp cao, tim mạch…) mới cần điều chỉnh lượng chất béo theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cho con kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ

10 việc có lợi cho sức khỏe của trẻ ba mẹ nhất định phải làm trong năm mới 9

 

Nhiều mẹ có thói quen chỉ đưa con đến bác sĩ khi trẻ đau ốm, sốt, ho, cảm… Kỳ thực, ngay cả trong trường hợp bạn thấy con hoàn toàn khỏe mạnh, lên cân đều, ăn ngon ngủ tốt thì vẫn cần đưa bé đi kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ. Việc kiểm tra sức khỏe như thế giúp bác sĩ phát hiện sớm nhất bất cứ nguy cơ hoặc sự bất thường nào tiềm ẩn ở bé, từ đó điều chỉnh hoặc điều trị kịp thời.

 “Thăm” nha sĩ 6 tháng/lần

Trẻ nhỏ đang tuổi mọc răng, thay răng nên việc “thăm” nha sĩ 6 tháng/lần rất quan trọng. Mẹ đừng đợi đến lúc bé sâu răng mới chịu đưa bé đi “thăm” nha sĩ nhé! Song song đó, nên hướng dẫn bé cách đánh răng, giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt ngay từ lúc bé thơ.

Đảm bảo con được nghỉ ngơi nhiều

Nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Trẻ em ở tuổi đi học có thể cần đến 10 tiếng để ngủ. Vì vậy, nếu thấy con có dấu hiệu mệt mỏi, ngủ ít, ngủ không ngon giấc, bạn cần rà soát lại ngay nhịp sinh hoạt của trẻ hàng ngày, xem trẻ có bị stress không (đừng nghĩ stress là chuyện của… người lớn!). Nếu trẻ quá áp lực với việc học, hãy mạnh tay cắt giảm tối đa giờ học để trẻ đủ thời gian nghỉ ngơi và vui chơi. Trẻ nhỏ học hỏi thông qua chính việc vui chơi nên bạn đừng xem nhẹ điều này và đừng bắt ép trẻ lúc nào cũng ngồi bên bàn học.

Dạy con vệ sinh thân thể

Những việc như đánh răng, rửa mặt, rửa tay… dù nhỏ xíu nhưng lại rất quan trọng cho bé. Khi thực hiện tốt các việc này, bé đã tự giảm thiểu cho mình các nguy cơ mắc bệnh. Vì vậy, mẹ đừng lơ là việc dạy cho bé biết cách để thực hiện những việc vệ sinh thân thể thật tốt nhé!

10 việc có lợi cho sức khỏe của trẻ ba mẹ nhất định phải làm trong năm mới 10

Chẳng hạn như rửa tay. Mẹ cần biết rằng rửa tay là hành động bảo vệ đầu tiên trong việc phòng tránh bệnh tật. Hành động rửa tay sẽ giúp ngăn chặn được các mầm bệnh có thể trở thành mối đe dọa cho con. Điều quan trọng là bé biết cách sử dụng xà phòng và chà đủ lâu. Bạn có thể làm mẫu và để con “thực hành”. Các bác sĩ khuyến cáo nên tập cho bé rửa tay trong 20 giây, tương đương với khoảng gian để hát bài “Chúc mừng sinh nhật” hai lần.

Cho trẻ uống đủ nước

– Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng: Nếu bú mẹ hoàn toàn hoặc bú sữa công thức theo đúng theo tỉ lệ hướng dẫn trên hộp sữa thì không cần cho trẻ uống nước. Tuy nhiên nếu trẻ bị ra nhiều mồ hôi, táo bón thì có thể cho trẻ uống thêm từ 100-200ml/ngày.

– Đối với trẻ 6-12 tháng: Nhu cầu nước là 100ml/kg/ngày (kể cả sữa). Ví dụ trẻ nặng 8kg thì cần 800ml nước, nếu trẻ uống được 600ml sữa rồi thì bổ sung thêm 200ml/ngày dưới dạng nước đun sôi để nguội, nước quả tươi, nước canh…

– Trẻ trên 1 tuổi: Trẻ 10kg cần 1 lít nước/ngày (kể cả sữa). Trẻ trên 10kg thì ngoài 1 lít nước kia, mỗi kg tăng thêm (trên 10kg) tương ứng với 50ml nước cần thêm. Ví dụ trẻ 13kg cần 1 lít + (50ml x 3) = 1150ml. Nếu trẻ đã uống được 500ml sữa thì lượng nước cần bổ sung là 1150 – 500 = 650ml.

– Trẻ từ 10 tuổi trở lên: Lượng nước uống bằng người lớn.

Tags:

Bài viết liên quan