Mẹ&Con - Tạm biệt những đêm dài mất ngủ vì bé. Hãy cùng Mẹ&Con tìm ra những sai lầm và cách khắc phục bố mẹ nhé! Tư thế ngủ nên và không nên cho bé Những việc nên và không nên khi cho bé ngủ 4 cách giúp trẻ có giấc ngủ ngon

10 sai lầm mà các phụ huynh thường mắc phải sau đây sẽ phần nào giúp bố mẹ cải thiện giấc ngủ cho con và giữ gìn sức khỏe cho chính bố mẹ:

Sai lầm 1 : Bỏ qua những hoạt động trước giờ ngủ

Đa số mọi người đều cần một vài hoạt động trước khi bước vào giấc ngủ như tắm, đánh răng, đọc sách, nghe nhạc… và bé cũng như thế. Điều này không chỉ giúp bé thư giãn trước khi ngủ, mà còn bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé.

10 sai lầm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé 6

Những hoạt động trước giờ ngủ giúp mẹ tiết kiệm thời gian và năng lượng sau một ngày chăm sóc bé vất vả. Việc này nên được tiến hành khoảng một tiếng trước khi bé buồn ngủ (từ 6 tới 7 giờ tối là thích hợp). Kéo rèm, tắt điện và chuẩn bị truyện đọc cho bé. Tắm nước ấm cũng có thể là cách giúp thư giãn dịu nhẹ cho bé. Sau đó, hãy bế bé vào phòng, thay đồ ngủ cho bé và bật một đĩa CD hát ru nhẹ nhàng. Đọc một câu chuyện cổ tích cho bé nghe, cho bé bú và nhịp bé nhẹ nhàng trên tay mẹ cho đến khi bé thiu thiu đi vào giấc ngủ. Đến lúc đó, mẹ hãy đặt bé nhẹ nhàng lên nôi và yên tâm vì bé đã ngủ ngon nhé.

Sai lầm 2: Không dỗ dành bé ngủ

Trẻ thường phát ra những tín hiệu cho thấy trẻ đã thấm mệt, buồn ngủ và muốn lên giường. Một vài dấu hiệu dễ nhận thấy là mắt lim dim, ngáp, hành động chậm chạp, hay rên và không còn thích thú với đồ chơi cũng như những người xung quanh nữa. Đó chính là thời điểm tự nhiên nhất để bé ngủ.

Hãy thường xuyên để mắt tới bé trong suốt cả ngày, mẹ sẽ nhìn thấy một sự thay đổi đáng kể khi bé muốn ngủ trưa và buồn ngủ sớm vào buổi tối. Nếu mẹ nhìn thấy được những dấu hiệu trên, hãy giữ im lặng, đưa bé vào phòng tối và nhẹ nhàng dỗ bé vào giấc ngủ.

Nếu bé quá mệt mỏi và kích thích quá độ, mẹ hãy đưa bé đến nơi yên tĩnh một khoảng thời gian lâu hơn bình thường để dỗ bé vào giấc ngủ.

Sai lầm 3: Tạo ra những thói quen xấu

Thật ám ảnh khi nhớ đến cảnh tượng đã 3h sáng mà mẹ vẫn còn phải loay hoay với việc dỗ cho bé ngủ. Mệt mỏi và kiệt sức, lúc này mẹ sẽ làm bất cứ điều gì để dỗ cho bé ngủ, ví dụ như bồng bế, đu đưa, đi qua đi lại, nhún và hát theo nhịp, hoặc xoa lưng bé,v.v… Đây không phải là những hành động ảnh hưởng xấu tới bé, tuy nhiên nó sẽ trở thành thói quen khó bỏ khiến bé không thể ngủ được một khi dứt ra khỏi mẹ.

Vì vậy, khi làm những hành động trên mẹ không nên để cho bé ngủ. Cách tốt nhất là hãy để bé lim dim mắt, nhưng phải đánh thức cho bé tỉnh. Khi đó mẹ đã tạo được cho bé thói quen tự động nhắm mắt lại mỗi khi bị đánh thức.

Sai lầm 4: Cho bé ngủ giường quá sớm

Đây là lỗi cơ bản mà các bậc cha mẹ thường hay mắc phải. Đừng chuyển bé sang chỗ ngủ khác cho đến khi bé có thể tự trèo ra khỏi chiếc nôi. Vậy nên, đối với bé 2 tuổi trở xuống, hãy cứ để bé ngủ trong nôi bởi vì ở độ tuổi này, bé chỉ có thể nằm ngủ chứ không thể trèo ra ngoài được. Các cạnh của nôi có nhiệm vụ như một hàng rào chắn, khiến bé có cảm giác chỉ nên vâng lời mẹ ở yên trong nôi và ngủ mà thôi.

Nếu bé đã sẵn sàng để chuyển sang giường mới, bố mẹ hãy lưu ý 2 cách sau nhé:

– Chuyển chiếc nôi đi và kê giường vào đúng vị trí đã đặt nôi. Bố mẹ hãy luôn chắc chắn rằng giường phải có tay vịn bảo vệ ở xung quanh. Nếu một bên giường áp vào tường, bố mẹ hãy rào giường ở phía còn lại để đảm bảo an toàn cho bé.

– Bắt đầu bằng việc gỡ bỏ những thanh chắn xung quanh nôi, đặt một chiếc ghế đẩu để bé có thể thoát ra ngoài nôi bằng chiếc ghế đó, sau đó lót đệm xung quanh để phòng trường hợp bé bị ngã xuống sàn. Mẹ có thể để giường và nôi trong cùng một phòng, bắt đầu tập thói quen ngủ giường cho bé bằng cách đọc sách cho bé nghe hoặc để bé ngủ trưa trên giường. Dần dần, mẹ chuyển bé sang giường để ngủ hẳn vào ban đêm cho đến khi bé đã quen với việc đó, lúc này mẹ đã có thể đưa chiếc nôi ra khỏi phòng.

Dù bố mẹ đã chọn cách nào thì hãy luôn dạy bé không được bước xuống giường nếu như không có bố mẹ bên cạnh. Chắn giường và khóa cửa phòng cẩn thận đề tránh trường hợp bé leo ra khỏi phòng giữa đêm mẹ nhé.

Sai lầm 5: Để bé ngủ ở bất cứ nơi nào

10 sai lầm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé 7

Một sự thật là việc ngủ trên xe đẩy, ghế xe hơi, hay ghế cao chắc chắn không mang đến cho bé giấc ngủ trọn vẹn. Ngủ trong lúc chuyển động sẽ khiến bộ não bé rơi vào trạng thái ngủ tạm thời, trẻ sẽ không thể chìm vào giấc ngủ sâu được.

Để phát triển thói quen tốt khi ngủ, bé nên có một không gian riêng để vừa ngủ trưa vừa thư giãn mỗi ngày. Nếu mẹ phải ra ngoài vào buổi tối, hãy nhờ chị gái trông em theo cách trên để bé không quá mệt mỏi vì buồn ngủ ở một nơi không thích hợp.

Sai lầm 6: Không bám sát lịch ngủ của bé

Trẻ cần có lịch ngủ hợp lý và nhất quán để chu kì hormone ngày và đêm được điều chỉnh. Lịch ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thiết lập đồng hồ sinh học cho bé, giúp bé buồn ngủ thường vào những khoảng thời gian cố định trong ngày. Nếu như lịch trình của bé thường xuyên được thay đổi, điều này cũng giống như việc thay đổi múi giờ thường xuyên, khi đó cơ thể bé sẽ không biết khi nào thì phải buồn ngủ.

Có những ngày bé sẽ ngủ trưa nhiều hơn bình thường, tương tự vậy cũng sẽ có những ngày ít hơn. Khi mẹ học được tín hiệu buồn ngủ từ bé, mẹ sẽ dễ dàng thiết lập lịch ngủ cho bé hơn. Nếu như bé ngoan ngoãn đi ngủ thì mẹ hãy yên tâm vì lịch ngủ của bé đã được thiết lập thành công. Ngược lại, nếu bé quấy khóc, mẹ cần cho bé ngủ giấc dài hơn, thư giãn trước khi ngủ sớm hơn, gọi bé dậy trễ hơn, hoặc kết hợp cả 3 cách trên mẹ nhé.

Sai lầm 7: Cho bé thức khuya để bé dễ buồn ngủ

Có vẻ như đây là một giải pháp hay, tuy nhiên không có tác dụng lên bé đâu mẹ nhé. Đồng hồ sinh học luôn làm nhiệm vụ đánh thức bé vào đúng khoảng thời gian cố định dù cho bé có thức khuya hay là không. Vì vậy nếu mẹ cho bé thức khuya thì chỉ khiến bé trở nên mệt mỏi vào sáng hôm sau mà thôi. Thay vì vậy, mẹ phải luôn đảm bảo giấc ngủ của bé kéo dài tư 10 – 11 tiếng mỗi đêm mẹ nhé.

Nếu bé thức dậy quá sớm (trước 6 giờ sáng) thì đây là một tín hiệu cho thấy bé đã ngủ quá trễ.  Mẹ hãy nhớ dỗ bé ngủ sớm hơn khoảng 30 phút hoặc một tiếng vào buổi tối nhé.

Sai lầm 8: Kiếm cũi ba năm thiêu một giờ

Thật khó để có một quyết định khôn ngoan vào lúc 2 giờ sáng. Đây là thời điểm mà bố mẹ thường hay phạm phải sai lầm nhất. Vì quá mệt mỏi nên bố mẹ có thể sẽ quay trở lại dỗ bé bằng những thói quen xấu khi xưa, vô hình chung bé sẽ khóc bất cứ khi nào muốn đòi hỏi điều gì. Hãy kiên nhẫn, vì một khi bỏ cuộc với việc tập cho bé ngủ theo lịch có sẵn bằng những hành động trên, bố mẹ sẽ phải đối mặt với những đêm dài không tài nào chợp mắt được nữa.

Sai lầm 9: Bố và mẹ không thống nhất với nhau

Bố và mẹ nên có sự thống nhất trong việc cải thiện giấc ngủ cho bé. Cả bố và mẹ đều nên hiểu rõ những mưu mẹo hay những phương pháp tập cho bé thói quen tự ngủ, thống nhất về giờ giấc ngủ của cả bé lẫn bố mẹ. Hãy ngồi lại với nhau để tìm ra phương pháp thích hợp nhất cho cả hai. Nếu bố mẹ ở riêng và phải tự nuôi con, không nên để cho một người thức dậy quá nhiều. Hãy ưu tiên cách giúp bố mẹ thấy thoải mái nhất.

Sai lầm 10: Bỏ cuộc quá nhanh

10 sai lầm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé 8

Không bao giờ quá trễ cho việc thay đổi thói quen ngủ xấu của bé. Bố mẹ hãy luôn kiên nhẫn thực hiện các bước trên. Muốn thay đổi thật nhanh thói quen xấu mà bố mẹ đã tập cho bé hằng tháng, thậm chí hằng năm, là một điều không thực tế. Hãy dành ít nhất từ 2 đến 3 tuần trong việc tập lại thói quen ngủ cho bé thì mới có thể thấy được những dấu hiệu khả quan.

Nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc điều chỉnh giấc ngủ là do tự bản thân bé, và họ cố gắng chịu đựng những cơn mất ngủ vào giữa đêm. Điều này thật sự không đúng tí nào đâu bố mẹ nhé. Hãy dành thời gian và công sức để thiết lập lịch ngủ cho bé và bố mẹ sẽ không còn phải mệt mỏi vào sáng hôm sau vì phải dỗ dành bé ngủ giữa khuya nữa đâu!

Theo www.parents.com

Tags:

Bài viết liên quan