Me&Con - Có nhiều điều rất lạ khi mang thai đôi khi khiến bạn lúng túng và sợ hãi. Dưới đây là những thắc mắc phổ biến của thai phụ được các chuyên gia nước ngoài giải đáp. Những thay đổi ở bầu ngực khi mang thai Bí quyết giúp bầu làm việc tốt khi mang thai

1. Tôi có thể đi ngoài trong lúc lâm bồn không?

Nhiều thai phụ lo ngại mình sẽ đi ngoài trong lúc chuyển dạ. Mary Rosser, bác sĩ  Sản – Phụ khoa tại Trung tâm Y tế Montefiore (quận Bronx, thành phố New York, Mỹ) muốn các thai phụ biết rằng họ không phải ngại ngần bất cứ điều gì trong quá trình chuyển dạ.

Thực tế, thai phụ có thể sẽ muốn đi ngoài trong lúc chuyển dạ vì trực tràng nằm bên dưới tử cung, khi tử cung co thắt sẽ tăng áp lực lên khu vực này. Tuy nhiên, luôn có các các nhân viên y tế trong phòng sinh và họ sẵn sàng giúp bạn giải quyết vấn đề này trước khi lâm bồn. Vì thế, bạn chỉ cần tập trung vào việc sinh em bé.

2. “Cô bé” của tôi sẽ bị dãn sau sinh?

10 câu hỏi sản phụ khoa mẹ bầu quan tâm nhất 5Các thai phụ lo sợ “cô bé” của mình sẽ bị giãn sau khi sinh

Có thể trả lời ngay rằng chuyện này sẽ không xảy ra. Âm đạo của bạn được cấu tạo để có thể giãn ra tối đa trong quá trình sinh nở nhưng sau khi sinh, nó sẽ thu gọn lại đúng với kích thước bình thường. Bác sĩ Rosser khuyên bạn nên tập Kegel hàng ngày để rút ngắn thời gian bình phục của “cô bé”. Bài tập này được thực hiện giống như bạn đang cố nhịn tiểu và sau đó co giãn để trở về trạng thái ban đầu. Bạn có thể tập động tác này khoảng 10 lần trong ngày ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào.

3. Tôi đã tăng cân quá nhiều?

Với nhiều phụ nữ, rất khó khăn để có thể mang chủ đề này ra thảo luận. Đây có thể là một đề tài thực sự nhạy cảm đối với riêng bạn. Nhưng các bác sĩ khuyên bạn không nên vì sợ mà né tránh nó bởi đây là một vấn đề quan trọng, có liên quan trực tiếp đến sức khỏe của bạn và em bé.

4. Có thực sự tôi sẽ đi tiểu mất kiểm soát sau sinh?

Sau mang thai và sinh con, phụ nữ có xu hướng đi tiểu mất kiểm soát hay còn gọi là són tiểu. Bạn sẽ thấy điều này rất rõ khi cận ngày sinh, nhưng thường gặp nhất vẫn là trong khoảng 6 tuần đến 3 tháng sau sinh. Để khắc phục, bạn có thể tập Kegel. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể về trường hợp của mình.  

5. Phải làm sao khi chồng tôi ngại quan hệ trong thai kỳ chỉ vì sợ ảnh hưởng đến em bé?

Bác sĩ Rosser cho rằng đây là nỗi sợ hãi thực sự đối với nhiều ông bố. Họ rất lo lắng sẽ làm đứa con bé bỏng của mình bị tổn thương, thậm chí một số còn tin rằng đứa trẻ có thể cảm nhận được điều gì đang diễn ra. Tuy nhiên, các chuyên gia luôn khuyến khích bạn nên “yêu” vào thai kỳ vì những lợi ích tinh thần của người mẹ.

6. Quan hệ sau sinh sẽ đau đớn hơn, vì sao?

Bạn đã sinh em bé và đang trong giai đoạn hồi phục vết thương (do mổ hoặc do bị rạch tầng sinh môn). Cộng thêm sự thay đổi nội tiết tố estrogen trong quá trình cho con bú. Cả hai điều này sẽ làm bạn giảm tiết chất nhờn bôi trơn trong quá trình giao hợp và gây ra đau đớn. Chỉ sau 1,5 tháng, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh. Nếu tình trạng này vẫn không thể cải thiện sau vài tháng tiếp theo, bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra.

7. Cơ thể tôi rất nóng khi mang thai?

Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể bạn sẽ thay đổi đáng kể. Lưu lượng máu đến vùng xương chậu cũng tăng cao. Nhưng tất cả sẽ tự điều chỉnh sau khi sinh. Nếu bạn xuất viện mà vẫn cảm thấy đau ở vùng bụng dưới, nóng rát, ngứa ngáy, dịch có mùi hôi nặng… có thể bạn đã bị nhiễm trùng. Với những trường hợp như vậy, bạn nên nhập viện để kiểm tra.

8. Tôi khó đi ngoài khi mang thai liệu có vấn đề gì không?

Những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ làm rối loạn hệ tiêu hóa của bạn. Dấu hiệu ban đầu điển hình nhất là cảm giác buồn nôn, hay còn gọi là ốm nghén, kèm theo đó là triệu chứng đầy hơi. Có đến 85% phụ nữ có những triệu chứng này ở giai đoạn đầu thai kỳ. Càng về gần đến đích, bạn càng có thêm nhiều triệu chứng khác như trào ngược axit dạ dày và khó đi ngoài.

9. Phải làm gì để cải thiện các vấn đề tiêu hóa trong thai kỳ?

Nếu bị táo bón, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất cơ như rau, trái cây và uống nhiều nước. Nếu bón nặng, bạn có thể uống thêm sữa có bổ sung ma-giê để giúp làm mềm phân. Đối với chứng ợ nóng, để khắc phục, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và ngủ sâu giấc trên chiếc gối chuyên dụng. Nếu tình trạng của bạn thực sự trầm trọng, bạn nên đến bác sĩ. Họ có thể sẽ kê cho bạn một loại thuốc có thành phần canxi cacbonat để kích thích nhu động ruột và làm phân mềm hơn.

10. Làm gì nếu tôi không biết mình bị vỡ ối?

Nhiều thai phụ có thể bị són tiểu vào cuối thai kỳ. Khi vỡ ối, họ sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa vết nước tiểu són và dịch ối. Dịch ối thường rỉ ra như một tia nước nhỏ hoặc có thể tiết ra ào ạt. Nếu không chắc chắn về suy đoán của mình, bạn nên gọi cho bác sĩ. Nhưng thông thường khi vỡ ối, các cơ co thắt tử cung cũng đồng thời xuất hiện. Đây là một dấu hiệu cho biết bạn sắp sinh.

Nguồn: babble.com

10 câu hỏi sản phụ khoa mẹ bầu quan tâm nhất 6

Tags:

Bài viết liên quan