Mẹ và Con - Hoa hồi là một loại gia vị nổi tiếng với hình dáng độc đáo và hương vị thơm ngon. Công dụng của hoa hồi không chỉ tăng hương vị cho những món ăn ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. 

Tạp chí Mẹ và Con sẽ cùng bạn khám phá những công dụng của hoa hồi để xem tại sao loại gia vị này lại được nhiều người lựa chọn khi nấu ăn cũng như lưu ý xem sử dụng hoa hồi như thế nào là tốt nhất cho sức khỏe bạn nhé!

Hoa hồi là gì?

Hoa hồi là một loại quả chín, khô, hình ngôi sao tạo thành sáu đến tám cánh nhỏ, thân gỗ, nhăn nheo, màu nâu đỏ. Loại quả này được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc trong nhiều thế kỷ. 

Hoa hồi được sử dụng rộng rãi trong nấu ăn bởi hương vị thơm nồng đầy độc đáo. Có thể dùng nguyên quả khô hoặc nghiền và sấy khô thành bột.

Công dụng của hoa hồi được cho là nhờ vào các hợp chất thực vật bên trong, bao gồm:

  • Anethole : Anethole là hợp chất hương thơm chính được tìm thấy trong hoa hồi. 
  • Axit shikimic: Hoa hồi là nguồn cung cấp axit shikimic, một hợp chất tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, kháng nấm và kháng vi-rút. 
  • Tinh dầu hồi : Được chiết xuất từ ​​quả hồi, tinh dầu hồi có hương hồi đặc trưng, được sử dụng trong thực phẩm và dược phẩm vì đặc tính kháng khuẩn (chống vi trùng) và chống oxy hóa. 

tổng hợp các công dụng của hoa hồi với sức khỏe

Hoa hồi còn chứa một số hợp chất khác. Những hợp chất này đang được nghiên cứu để chứng minh về công dụng của hoa hồi, bao gồm:

  • Limonen: Có công dụng giảm co thắt cơ trơn, chống ung thư và chống viêm.
  • Linalool: Gây tê tại chỗ, giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm.
  • Pinen: Bảo vệ hệ tiêu hóa, chống viêm, giảm đau và kháng khuẩn.

Những công dụng của hoa hồi đối với sức khỏe

Hoa hồi có đặc tính kháng khuẩn 

Hoa hồi có hương vị giống cam thảo từ tinh dầu hồi, được biết là có tác dụng kháng vi-rút mạnh mẽ. Tinh dầu hồi chứa trans-anethole với hoạt tính kháng khuẩn, có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm, chẳng hạn như E. coli. và S.aureus.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy công dụng của hoa hồi có hoạt tính chống vi-rút để chống lại một số chủng cúm. Axit Shikimic là một hợp chất có trong hoa hồi, đã được sử dụng làm phân tử ban đầu để sản xuất Tamiflu (oseltamivir), một loại thuốc kháng vi-rút dùng để chống cúm. 

những công dụng của hoa hồi với sức khỏe

Công dụng của hoa hồi giúp chống oxy hóa

Công dụng của hoa hồi ngoài đặc tính kháng khuẩn còn có thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại những vấn đề sức khỏe do E. coli gây ra. ở động vật.

Không chỉ vậy, tinh dầu hoa hồi còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ và có thể giúp bảo vệ chống lại tổn thương tế bào và tăng khả năng phòng vệ chống oxy hóa tự nhiên. 

Hoa hồi có đặc tính chống béo phì và giảm lipid

Mặc dù nghiên cứu còn hạn chế nhưng một số kết quả nghiên cứu về công dụng của hoa hồi cho thấy rằng việc dùng hoa hồi có thể giúp chống béo phì và cải thiện tình trạng lượng lipid trong máu cao. Thành phần của hoa hồi có chứa các hợp chất polyphenol và terpenoid có tác dụng hạ lipid máu và chống béo phì.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng, công dụng của hoa hồi còn giúp cải thiện tình trạng cholesterol và chất béo xấu cao. Điều này góp phần giúp ổn định cân nặng và ngăn ngừa được những vấn đề sức khỏe liên quan đến béo phì như đột quỵ, bệnh lý tim mạch.

Công dụng của hoa hồi có thể làm giảm lượng đường trong máu cao

Bên cạnh tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và kháng nấm, công dụng của hoa hồi còn được chứng minh là có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Đây là một công dụng đặc biệt có ích với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường cao.

Hoa hồi có thể giúp xoa dịu cảm giác lo lắng

Thành phần anethol trong cây hồi có tác dụng giảm lo âu. Tuy nhiên, công dụng này của hoa hồi chỉ mới được thử nghiệm trên chuột, cần có thêm các nghiên cứu lâm sàng trên người để xác nhận những kết quả này.

công dụng của hoa hồi

Rủi ro khi dùng hoa hồi là gì?

Hoa hồi là một loại gia vị tương đối an toàn khi sử dụng với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, việc dùng quá nhiều hoa hồi có thể dẫn đến một số vấn đề về sức khỏe:

  • Dị ứng: Tránh dùng hoa hồi nếu bạn bị dị ứng với hoa hồi hoặc các thành phần của hoa hồi. Cần lưu ý nếu bạn bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng (ngứa, nổi mề đay, khó thở) sau khi dùng hoa hồi, nên đến bệnh viện để được kiểm tra ngay lập tức.
  • Trẻ em và phụ nữ đang cho con bú: Độc tính thần kinh (co giật ), nhiễm độc đường tiêu hóa và nhiễm độc gan,… có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh khi dùng hoa hồi. Dùng quá nhiều hoa hồi cũng có thể không an toàn cho phụ nữ đang cho con bú. Anethole, một trong những hợp chất hoạt động chính trong cây hồi, có thể được truyền qua sữa mẹ và có hại cho trẻ bú mẹ khi dùng với số lượng lớn.
  • Thuốc an thần và làm loãng máu: Vì công dụng của hoa hồi giúp an thần và làm loãng máu, nên cần thận trọng nếu bạn dùng thuốc gây buồn ngủ hoặc thuốc làm tăng nguy cơ chảy máu. 
  • Thuốc hạ đường huyết: Trong một nghiên cứu trên chuột, chiết xuất hoa hồi làm giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn sử dụng thuốc hạ đường huyết (ví dụ metformin hoặc insulin), cần tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khi dùng hoa hồi.
  • Thận trọng khi dùng liều cao: Liều lượng trung bình hàng ngày của hoa hồi được khuyến nghị là 3 gam, và lượng tinh dầu là 0,3 gam. Hoa hồi có chứa các hợp chất (veranisatins) có thể gây độc cho não và gây tử vong ở liều lượng cao nên cần cẩn thận để tránh sử dụng quá mức cần thiết.

Công dụng của hoa hồi mang đến nhiều lợi ích về mặt sức khỏe. Tuy nhiên, dùng quá nhiều hoa hồi có thể dẫn đến các tác dụng phụ nguy hiểm, có khả năng đe dọa đến tính mạng nên cần lưu ý không dùng hoa hồi vượt quá liều lượng an toàn bạn nhé!

Bài viết liên quan

những điều cần biết khi dạy con về tình yêu

7 điều cha mẹ nên dạy con về tình yêu để trẻ luôn hạnh phúc

Mẹ và Con - Đã bao giờ bạn nghĩ đến việc ngồi lại và tâm sự, chia sẻ cùng con những vấn đề về tình yêu, chẳng hạn như tình cảm gà bông của con và người bạn cùng lớp? Một đứa trẻ được dạy về tình yêu từ sớm có thể học được làm sao để yêu thương đúng cách cũng như biết cách sống hạnh phúc với những tình cảm mình đang có.