Có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến những kết quả này, trong đó dinh dưỡng đúng trong giai đọan đầu (thời kỳ dưới 1 năm tuổi) đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ phát triển thị lực, não bộ và hệ miễn dịch
Vì sao cần phải hỗ trợ sự phát triển thị lực và miễn dịch cho trẻ nhỏ?
Thị lực và miễn dịch là hai yếu tố quyết định sự phát triển và thành công của trẻ. Nếu thị lực được coi là “cửa sổ nhìn vào não bộ” thì hệ miễn dịch là hệ thống bảo vệ cơ thể trẻ chống lại các nguy cơ dày đặc từ môi trường bên ngoài tấn công cơ thể trẻ.
Sự phát triển thị lực có liên quan chặt chẽ với sự phát triển não.Trẻ có thị lực tốt, một hệ miễn dịch hoàn thiện sẽ phát triển vượt trội hơn hẳn so với những trẻ có thị lực kém và hệ miễn dịch yếu. Do đó, hỗ trợ tốt cho thị lực và miễn dịch rất quan trọng để giúp trẻ phát triển trí tuệ, kỹ năng, và khả năng đề kháng, không chỉ ngay khi trẻ còn nhỏ mà còn là nền tảng được trẻ sử dụng suốt đời.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay là các bậc cha mẹ chúng ta vẫn còn ít quan tâm hay không mấy chú ý đến việc kích thích, phát triển thị lực và hệ miễn dịch cho trẻ.
Hỗ trợ trẻ nhỏ phát triển thị lực và miễn dịch bằng cách nào?
Có nhiều cách để phát triển thị lực và hệ miễn dịch cho trẻ như: Chăm sóc, vui chơi, tiếp xúc với trẻ… trong đó, dinh dưỡng hợp lý là yếu tố tối quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển thị lực và hệ miễn dịch cho trẻ trong những năm đầu đời.
Có rất nhiều chất dinh dưỡng tham gia vào quá trình phát triển cơ thể của trẻ, và nhu cầu các chất này thay đổi ít nhiều tùy vào giai đoạn. Với trẻ nhỏ, nhu cầu các chất dinh dưỡng dùng cho việc xây dựng cấu trúc tế bào là tối quan trọng, trong khi với trẻ lớn hơn thì các chất dinh dưỡng có liên quan đến hoạt động của tế bào lại cần thiết hơn. Nhìn chung, các chất dinh dưỡng không thể thiếu cho sự phát triển hệ miễn dịch, não bộ, hệ thống thần kinh giác quan bao gồm cả thị lực của trẻ là vitamin A, I ốt, Sắt, Kẽm, chất béo đặc biệt là các axit béo no chuỗi dài như DHA, ARA.
DHA và ARA có nhiều trong các thực phẩm thiên nhiên từ biển, như cá hồi, rong biển… và có thể được gan tổng hợp một phần. Tuy nhiên, trẻ nhũ nhi không ăn uống đa dạng mà chỉ uống sữa là chủ yếu, chức năng gan lại còn non yếu chưa có khả năng tổng hợp các chất tốt, trong khi nhu cầu lại rất cao vì đây là giai đoạn các tế bào thần kinh của trẻ phát triển nhanh nhất cả về số lượng lẫn kích thước. Chính vì vậy, trẻ nhũ nhi là đối tượng dễ bị thiếu hụt các chất béo no chuỗi dài nhất, cần được bổ sung thêm các chất quan trọng này trong khẩu phần hàng ngày để đảm bảo cho sự phát triển tối ưu về não bộ, thị lực và hệ miễn dịch của trẻ.