Mẹ&Con - Hôn nhân là ngưỡng cửa bắt đầu cho cuộc sống lứa đôi đầy màu sắc. Để cuộc sống ấy ngập tràn hạnh phúc, hai vợ chồng phải học và “nằm lòng” nhiều thứ, kể cả những điều tưởng chừng nhỏ nhất. Vợ cao tay phá vỡ âm mưu xây tổ ấm mới của chồng Đẩy lùi sự tẻ nhạt trong hôn nhân Sóng ngầm trong hôn nhân

Hôn nhân là ngưỡng cửa bắt đầu cho cuộc sống lứa đôi đầy màu sắc. Để cuộc sống ấy ngập tràn hạnh phúc, hai vợ chồng phải học và “nằm lòng” nhiều thứ, kể cả những điều tưởng chừng nhỏ nhất.
Dưới đây là 14 điều mà vợ chồng bạn cần làm để duy trì hạnh phúc sau khi kết hôn. Mẹ&Con tin rằng mỗi điều sẽ là một “mảnh ghép” nhỏ giúp cho bức tranh gia đình bạn thêm tròn vành và luôn đầy ắp tiếng cười.

1. Luôn quan tâm và chăm sóc nhau

Nhiều người cho rằng đã “về chung một nhà”, ngày nào cũng gặp mặt nên không nhất thiết phải luôn quan tâm và chăm sóc nhau như trước. Nhưng trên thực tế, những cặp vợ chồng hạnh phúc không ngừng quan tâm và dành cho nhau cử chỉ thân mật. Điều đó sẽ giúp vợ chồng có thời gian để liên kết với nhau về mặt tình cảm. Họ sẽ chia sẻ được với nhau niềm vui, khơi dậy sự lãng mạn và đánh thức tình yêu dành cho nhau, thổi một luồng gió mới vào cuộc sống hôn nhân.

14 "mảnh ghép" giúp hôn nhân bền vững 6

Những hành dồng nhỏ nhoi cũng ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm vợ chồng – Ảnh minh họa

2. Quan tâm gia đình hai bên

Cách đối xử của bạn đối với gia đình hai bên sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến mối quan hệ vợ chồng. Vì vậy, dù bận rộn hoặc không hòa hợp với tính cách gia đình chồng/vợ thì bạn cũng nên quan tâm đến bố mẹ hai bên. Đó có thể là những lời hỏi thăm, ít thuốc bổ lúc mẹ chồng đau lưng… nhưng sẽ ghi điểm với người lớn hơn là bạn gửi cho họ một cọc tiền nhưng chẳng buồn nói chuyện. Nếu ba mẹ hai bên ở gần, vợ chồng hãy dành ít thời gian về thăm nhà, chắc chắn vợ/chồng sẽ thích điều này. Và hãy nhớ rằng: Đừng bao giờ đẩy chồng/vợ đứng giữa trong mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu hay ba vợ con rể nhé!

3. Niềm nở với bạn bè của vợ/chồng

Vợ chồng bạn luôn có những mối quan hệ riêng biệt trong công việc cũng như trong cuộc sống. Bản thân bạn cũng luôn muốn chồng vui vẻ với bạn bè, đồng nghiệp của mình thì chẳng có lý do gì bạn đối xử… tệ với các mối quan hệ của anh ấy. Trường hợp bạn không thích ai đó hoặc nhận ra người ta chỉ lợi dụng vợ/chồng mình nhưng đừng vội tỏ vẻ “ghét” ra mặt. Hãy giữ thể diện cho chồng, tránh để chồng bạn mất thể diện khi bạn tỏ vẻ “không ưa” bạn bè của anh ấy.

4. Đừng quên nói lời “xin lỗi chân thành”

Gọi là lời xin lỗi chân thành tức là vợ/chồng nhận lỗi và xin lỗi thật tâm, thật lòng chứ không phải nói cho xong chuyện rồi ôm cục tức trong lòng. Trên thực tế, những người “đồng cấp” như vợ chồng thường thiếu động thái xin lỗi này. Lời xin lỗi chân thành sẽ gìn giữ “lửa” cho hôn nhân. Bởi ai cũng sẽ có lúc sai, nếu bạn nhận lỗi và thật tâm xin lỗi, sửa lỗi thì chắc chắn mối quan hệ gia đình sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Sai mà không biết mình sai, hoặc biết mình sai mà không nhận lỗi vì sĩ diện, vì gia trưởng… thì nó chính là sợi dây thòng lọng giết chết hạnh phúc gia đình.

5. Biết chấp nhận khuyết điểm của nhau

Con người vốn không hoàn hảo, chắc chắn vợ/chồng bạn cũng vây. Thế nên học cách sống và chấp nhận với những khuyết điểm của bạn đời cũng là điều nên làm. Như vậy cả hai sẽ hạn chế những cuộc cãi nhau hoặc ít nhất bạn cũng biết cách nhường nhịn mỗi khi xảy ra xung đột.

6. Ôm bạn đời nhiều hơn các thiết bị công nghệ

Các thiết bị công nghệ (máy tính, điện thoại thông minh) có thể mang lại cho bạn những giây phút thư giãn sau một ngày làm việc mệt nhọc nhưng không thể giúp bạn duy trì hạnh phúc của hôn nhân như những cuộc trò chuyện, trao đổi giữa hai vợ chồng. Vì vậy, thay vì ôm máy tính/điện thoại, bạn nên ôm bạn đời của mình nhiều hơn. Dĩ nhiên cả hai có thể sử dụng các thiết bị công nghệ cho công việc nhưng nên quy định giờ đi ngủ, hoặc nếu dùng cho mục đích giải trí thì cố gắng tìm những sở thích chung như cùng nghe nhạc, xem phim trên một máy.

14 "mảnh ghép" giúp hôn nhân bền vững 7

Một cái ôm thật chặt mang đến sự gắn kết cho cả hai – Ảnh minh họa

7. Lắng nghe

Nhiều người than thở rằng: “Tại sao ngày mới quen nhau cả hai lúc nào cũng nhường nhịn. Anh nói thì em nghe, thậm chí nghe và nhớ rất rõ những gì thuộc về “nửa kia”. Vậy mà khi cưới nhau, cả hai sẵn sàng lao vào “trận chiến”, đôi khi “cãi võ mồm” chưa đã còn muốn “thượng cẳng tay hạ cẳng chân”. Một trong những lý do dẫn đến những cuộc cãi cọ, xúc phạm nhau là do cả hai thường không chịu lắng nghe trong ứng xử vợ chồng, ai cũng muốn giành phần thắng về mình, lâu dần cả hai sẽ trượt dài trong sự bế tắc.

8. Bớt đi cái “tôi”

Khi có chồng có con, sẽ có những lúc bạn nhận ra cuộc sống vợ chồng không đơn giản như mình nghĩ. Vì thế, bạn không nên quá thể hiện cái tôi của mình. Bởi có những thứ dù không hài lòng nhưng chúng ta phải học cách bỏ qua vì nó liên quan đến hạnh phúc gia đình. Bớt đi cái tôi, bạn sẽ thấy cuộc sống vợ chồng dễ hòa hợp và việc trở thành người phụ nữ tốt, người vợ hiền, con dâu thảo chỉ trong tầm tay của bạn.

9. Hòa hợp tình dục

Đây là một vấn đề nhạy cảm, nhiều người ngại đề cập nhưng là chất keo gắn kết tình cảm vợ chồng. Khi cuộc sống tình dục hòa hợp, bạn sẽ tìm được sự ăn ý trong mọi việc. Ngược lại cuộc sống sẽ bị xáo trộn ít nhiều, thậm chí đường ai nấy đi chỉ vì không tìm được sự hòa hợp tình dục. Giường ngủ là thế giới riêng của hai người, vì vậy vợ chồng bạn không có gì ngại ngùng khi bày tỏ những “chiêu trò mới lạ” để quyến rũ đối phương.

14 "mảnh ghép" giúp hôn nhân bền vững 8

Không ai có thể phụ nhận mức độ quan trong của việc quan hệ tình dục trong hôn nhân – Ảnh minh họa

10. Không kiểm soát bạn đời 24/24

Là vợ chồng nhưng không có nghĩa là bạn luôn kiểm soát bạn đời mọi lúc mọi nơi, và cũng đừng bao giờ lấy lý do “vì tôi yêu anh/cô ấy, vì anh/cô ấy là bạn đời của tôi” nhé! Bạn sẽ không vui vẻ gì khi chồng kiểm soát đời tư cá nhân, từ ví tiền, email đến điện thoại, anh ấy cũng vậy. Hãy để cả hai có những khoảng không gian riêng (trong giới hạn cho phép). Niềm tin là yếu tố quan trọng trong đời sống hôn nhân. Xâm phạm đời tư thái quá sẽ khiến bạn đời cảm thấy bực bội vì không được tin tưởng.

11. Thống nhất vấn đề tiền bạc

Trên thực tế, tiền bạc là một trong những lý do khiến vợ chồng xảy ra mâu thuẫn. Trong đó, vấn đề thường gặp là vợ/chồng lập quỹ đen, người dè xẻn chi tiêu, người tiêu xài phung phí. Những bất đồng này ảnh hưởng không nhỏ đến tình cảm vợ chồng. Thay vì tranh cãi hàng ngày, cả hai nên dành thời gian nói rõ những vấn đề xung quanh tiền bạc, lập quỹ chung để phòng sự cố bất ngờ. Không chỉ vạch rõ thu chi mà bạn nên có kế hoạch lâu dài như mua nhà, cho con du học để vợ/chồng có trách nhiệm, tiêu xài thấp hơn khả năng thu nhập.

12. Chia sẻ trách nhiệm

Bên cạnh niềm vui, cuộc sống vợ chồng còn ràng buộc bởi những trách nhiệm con cái, kinh tế… Vì vậy, cả hai nên chia sẻ những trách nhiệm này với nhau, tránh một người “ôm” hết. Ngay cả công việc nhà, các ông chồng cũng không thể để vợ “vắt chân lên cổ” nấu cơm, giặt giũ, còn mình vắt chân… xem ti vi. Vì lâu dần, người ôm hết trách nhiệm về mình sẽ cảm thấy đó là gánh nặng, áp lực và mệt mỏi vì không có sự sẻ chia của bạn đời.

13. Giữ gìn hình ảnh bản thân

Một trong những sai lầm của các cô vợ sau khi kết hôn là xuề xòa trong cách ăn mặc, không giữ vóc dáng, tự từ bỏ thú vui, bạn bè và cho đó là hi sinh vì gia đình. Trên thực tế, sự hi sinh này có thể đẩy chồng ra xa gia đình hơn. Đừng ngại bỏ tiền đầu tư cho trang phục ở nhà và nội y, chẳng phải bạn muốn quyến rũ chồng sao? Kết hôn không đồng nghĩa với việc phụ nữ tự hạn chế mọi thói quen thời hẹn hò. Thỉnh thoảng, bạn hãy rủ chồng dạo phố hoặc ôn lại kỷ niệm ở quán cafe cũ.

14. Cùng đi du lịch

Nếu cả hai eo hẹp về thời gian lẫn kinh tế thì một chuyến du lịch trong một năm chắc sẽ không quá khó với vợ chồng bạn đúng không nào? Đó không chỉ là dịp để cả hai xả stress sau những ngày vất vả mà còn là cơ hội hâm nóng tình cảm, giúp cả hai gần gũi và có thêm nhiều kỷ niệm đẹp trong đời sống vợ chồng.

Tags:

Bài viết liên quan