Mẹ&Con – Trong nghiên cứu, các chuyên gia phân tích và so sánh dữ liệu trí nhớ của hai nhóm người, một nhóm duy trì giấc ngủ bình thường về đêm và những người thường xuyên mất ngủ hoặc thậm chí thức cả đêm.
Theo kết quả phân tích, tùy vào từng điều kiện xác định, những người ở nhóm hai thường có biểu hiện như nhầm lẫn thực tế với tưởng tượng, tự thêm chi tiết cho các sự việc, thậm chí nhớ đến những điều chưa từng xảy ra trong thực tế.
Các bài kiểm tra liên quan đến hình ảnh và video cho thấy người thiếu ngủ hoặc thức xuyên đêm thường xuyên sẽ nhớ các thông tin không chính xác và nhầm lẫn.
Theo Live Sciene, những biểu hiện trên có liên quan đến một hiện tượng gọi là “nhớ sai”. Hiện tượng tâm lý này thường xuất hiện khi não bộ của người tiếp nhận sự kiện từng xảy ra trong quá khứ theo một hướng khác, đồng thời đưa ra hình ảnh hoặc thông tin về những điều chưa xảy ra.
Bộ nhớ của con người không chỉ là bộ phận thu lại chính xác những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà thay vào đó những ký ức mới có thể được xây dựng dựa trên những sự kiện này. Trong quá trình đó, thông tin được tiếp nhận từ lời kể của người khác, từ những thứ mà họ quan sát qua hình ảnh hay điều họ đã biết.
Một số nghiên cứu trước đây từng chỉ ra mối liên hệ giữa tình trạng thiếu ngủ và hiện tượng “nhớ sai”. Nghiên cứu được thực hiện với các vài kiểm tra sử dụng từ ngữ.