Nguyên nhân khiến trẻ bị tưa lưỡi
Trẻ bị tưa lưỡi do nấm
Thủ phạm gây nên chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ là do một loại nấm, phổ biến là nấm Candida albican. Loại nấm này thường cư trú và sinh sống trong đường ruột.
Thông thường nếu nấm Canida và vi khuẩn E.coli trong đường ruột được cân bằng thì sẽ không gây nên phiền toái nào cho bé.
Khi bị tưa lưỡi do nấm, lưỡi bé xuất hiện những đốm trắng giống với cặn sữa trên bề mặt. Bé có thể bị đau rát, dẫn tới kém ăn.
Khi thấy bé có những dấu hiệu như trên bạn hãy đưa bé đi khám. Bác sĩ có thể cho bé uống một số loại kháng sinh để tiêu diệt nấm gây bệnh tưa lưỡi.
Do sử dụng kháng sinh
Trong một vài trường hợp, trẻ phải uống kháng sinh trong một thời gian dài sẽ dẫn đến việc tưa lưỡi. Vì khi ấy, kháng sinh tiêu diệt những vi khuẩn có lợi và làm sinh sôi những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng bé.
Trường hợp này, bạn nên lau miệng, nhất là lưỡi bé thật sạch sau mỗi lần uống thuốc. Tình trạng tưa lưỡi ở bé sẽ mất đi sau một khoảng thời gian ngừng uống thuốc mà bạn không cần dùng bất kỳ biện pháp can thiệp nào.
Trẻ bị tưa lưỡi do virus
Lưỡi và lợi của bé có nhiều vết loét nhỏ, trú ngụ dưới những lớp màng trắng. Khi màng trắng này bị bong, bé sẽ bị đau rát khi nhai, nuốt thức ăn. Bé chảy nhiều nước dãi, miệng hôi và có thể bị sốt cao.
Khi đưa trẻ đi khám, bác sĩ thường cho trẻ thuốc bôi miệng có chứa kháng sinh và chất sát trùng để tiêu diệt virus gây bệnh. Triệu chứng tưa lưỡi ở bé sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau đó 4-5 ngày.
Chăm sóc trẻ khi bị tưa lưỡi
Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé dùng những loại thức ăn mềm, dạng lỏng để miệng bé không bị đau rát. Trong quá trình mang bệnh, bạn không nên để bé tiếp xúc với các bé khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Bạn nên vệ sinh miệng cho bé hàng ngày. Với bé bú bình, bạn có thể cho bé uống 1-2 thìa nước sôi để nguội sau khi bú và dùng miếng gạc nhỏ, nhúng nước muối loãng pha ấm, lau nhẹ lưỡi, lợi cho bé. Bạn nên bế bé đứng hoặc ngồi (tránh tư thế nằm) và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến bé bị nôn trớ. Với bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội sau khi bú.
Bé trên 1 tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng, họng cho bé. Bởi vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong được coi như chất sát khuẩn tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh bầu vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Những trẻ bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh, như lê, chuối, xoài… và không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.
Cách phòng ngừa tưa lưỡi
Tưa lưỡi theo y khoa là nấm lưỡi, do loại nấm có tên khoa học là Candida albicans gây ra. Những trẻ sinh thiếu tháng hoặc do môi trường âm đạo của người mẹ trong quá trình mang thai bị viêm nhiễm có nguy cơ mắc tưa cao hơn. Ngoài ra, vệ sinh núm vú giả, dụng cụ pha sữa không kỹ có thể tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển. Để phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ, các mẹ nên cho trẻ ăn uống hợp vệ sinh, khi cho trẻ bú sữa xong, phải rửa bình thật sạch. Tráng lại bình sữa bằng nước sôi trước khi pha sữa cho trẻ để khử trùng.
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh khoang miệng. Không cho trẻ ăn bánh kẹo, đồ ăn vặt, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển.
Ngoài ra, các bà mẹ đang trong giai đoạn cho con bú nên giữ vệ sinh cá nhân tốt, vệ sinh vú mẹ mỗi ngày.
Điều trị tưa lưỡi cho trẻ
Khi trẻ bị tưa lưỡi, các mẹ không nên cậy những chấm trắng trên lưỡi trẻ vì sẽ gây chảy máu, dẫn đến nhiễm trùng. Nên dùng gạc thấm nước muối sinh lý xoa lên lưỡi bé.
Do bệnh dễ tái phát nên sau khi hết triệu chứng vẫn phải tiếp tục đánh tưa lưỡi cho trẻ với nước muối sinh lý loại 0,9% hai ngày/lần. Sau khi đánh tưa cho trẻ xong không nên cho trẻ bú ngay, mà nên chờ ít nhất 20 phút mới cho bú hoặc cho trẻ ăn.
Bạn không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên, chỉ nên vệ sinh miệng cho bé một cách nhẹ nhàng nhất.
Có nhiều người do chưa hiểu rõ về tưa lưỡi muốn tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, nhưng điều này là vô ích và sẽ khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.
Nếu trẻ bị tưa nặng nên đưa đến khám để được tư vấn cách dùng thuốc đặc trị nấm.