Mẹ&Con - Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở mặt thường quấy khóc, khó chịu, cào gãi gây xước, dễ dẫn tới nhiễm trùng. Để giúp mẹ chăm sóc con thật tốt trong trường hợp này, Mẹ&Con xin chia sẻ bài viết dưới đây: Tắm lá chữa thủy đậu, bé 4 tháng nhiễm trùng da toàn thân 8 thắc mắc thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh 5 lưu ý về chăm trẻ sơ sinh

Nguyên nhân trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ

Thông thường, các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên cơ thể trẻ sơ sinh bắt nguồn từ những nguyên nhân chính sau đây:

Mụn kê, mụn sữa: Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh, thường gặp nhất là trẻ trên 3 tuần tuổi. Lúc này, da bé sẽ nổi các sẩn nhỏ li ti hoặc trông giống như mụn trứng cá ở người lớn. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường là vì trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn hoặc nhận được hormone từ mẹ quá nhiều. Các nốt mụn này sẽ tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng mà không cần điều trị.

Phát ban: Trên da bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ giống như muỗi đốt, một số mụn đầu có nước hoặc mủ. Nếu mọc dày, những nốt phát ban này có thể làm bé ngứa ngáy, quấy khóc. Chúng sẽ tự biến mất sau đó khoảng 1 tuần và để tránh tổn thương làn da mong manh của bé, mẹ không nên nặn, đồng thời hạn chế cho bé sờ, gãi vào các nốt này.

Dị ứng: Bé bị dị ứng thức ăn, phấn hoa, lông động vật, thời tiết thay đổi… cũng dẫn đến nổi mẩn đỏ, rồi phát ban gây ngứa.

Rôm sảy: Thường gặp khi thời tiết nắng nóng, lỗ chân lông của bé bị tắc làm mồ hôi không thoát ra được dẫn đến hình thành rôm sẩy, biểu hiện bằng các mụn nhỏ li ti, mẩn đỏ trên da.

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ do đâu và cách chăm sóc như thế nào? 

Trẻ nổi mẩn đỏ cần được chăm sóc kỹ càng. (Ảnh minh họa)

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ

Làm sạch da: Bé cần được vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày để vi khuẩn gây bệnh không còn nơi trú ẩn.

Mẹ có thể sử dụng nước ấm, pha thêm một chút xíu muối và rửa nhẹ nhàng lên các vùng da bị tổn thương, để tránh da bị trầy xước. Tắm xong, mẹ thấm khô cơ thể bé bằng khăn mềm sạch. Mẹ lưu ý trong quá trình tắm có thể không cần sử dụng các loại sữa tắm, bởi chúng sẽ làm tình trạng da kích ứng nặng hơn.

Lựa chọn quần áo: Quần áo của bé nên được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt, vải mềm mịn, thoáng mát bằng coton.

Hạn chế để bé dùng móng tay gãi, cào da: Thường xuyên cắt móng tay hoặc đeo bao tay sơ sinh để tránh bé cào, gãi nhiều dẫn đến trầy xước da gây nhiễm trùng.

Mẹ cũng cần lưu ý trong ăn uống: Với các bé bú mẹ thì các bà mẹ lưu ý tránh những thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao như hải sản, đậu phộng… Ngoài ra, trong thời gian trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ, mẹ cũng cần hạn chế dung nạp đồ ăn quá mặn hay nhiều dầu mỡ.

Tuy trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ là hiện tượng bình thường, nhưng trường hợp tình trạng bệnh của bé ngày càng nặng, bé quấy khóc, ngứa ngáy nhiều, lan toàn thân khắp mặt, mưng mủ thì mẹ cần đưa bé đi khám chuyên khoa để có cách chữa trị phù hợp hơn. 

Tags:

Bài viết liên quan