Mẹ và Con - Xem kinh nguyệt biết sức khỏe phụ nữ không phải là nói quá. Do đó, nếu trễ kinh thì chị em nào cũng lo lắng trễ kinh làm sao để có lại, trễ kinh bao lâu thì bình thường.

Chậm kinh hay trễ kinh là vấn đề rất phổ biến. Không phải lúc nào trễ kinh cũng gắn liền với một bệnh lý, bệnh mạn tính nguy hiểm. Đôi khi trễ kinh do các nguyên nhân rất bình thường và hoàn toàn có thể tự điều hòa lại.

Việc trễ kinh làm sao để có lại sẽ phụ thuộc vào cơ địa cũng như tình trạng sức khỏe từng người. Nếu bạn bị chậm kinh và đang không biết bị trễ kinh phải làm sao thì hãy tìm hiểu thêm trong bài viết sau.

Như thế nào là trễ kinh?

Chậm kinh hay trễ kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn hơn 35 ngày mà vẫn chưa có lại. Bên cạnh việc chậm trễ chưa thấy kinh nguyệt, chị em còn có thể gặp phải một số triệu chứng đi kèm như:

  • Nổi mụn trứng cá nhiều do rối loạn nội tiết tố
  • Đau vùng chậu, đau lưng dưới
  • Mệt mỏi, căng thẳng, mất tập trung

Dấu hiệu trễ kinh làm sao để có lại

Các nguyên nhân trễ kinh phổ biến

Thông thường, khi trễ kinh nhiều người sẽ nghĩ ngay tới liệu có mang thai hay không. Mang thai hay cho con bú là lý do hàng đầu khiến bạn trễ kinh.

Nếu trễ kinh sau khi quan hệ tình dục thì nên thực hiện thử thai. Chị em nên dùng thử que thử thai sau khi trễ kinh khoảng 1 tuần nếu nghi ngờ có thai. Nếu nguyên nhân trễ kinh do mang thai có thể loại trừ thì cần tìm hiểu thêm nguyên nhân khác để biết trễ kinh làm sao để có lại.

Một số nguyên nhân phổ biến gây trễ kinh ở chị em phụ nữ gồm:

  • Căng thẳng, stress, lo âu: Căng thẳng lo âu có tác động mạnh tới chu kỳ kinh nguyệt. Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất hormone Cortisol, Epinephrine ảnh hưởng tới vùng dưới đồi trong não – nơi sản xuất hormone nữ Estrogen – làm xáo trộn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do thay đổi cân nặng: Dù bạn tăng hay giảm cân với tốc độ quá nhanh cũng đều ảnh hưởng tới quá trình sản xuất Estrogen trong cơ thể. Đây là nguyên nhân rất phổ biến dẫn tới chậm kinh.
  • Do vận động quá sức: Khi tập luyện thể thao hay vận động ở mức cường độ cao quá nhiều cơ thể sẽ bị rối loạn nội tiết. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi bạn giảm áp lực lên cơ thể.
  • Tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai: Thuốc tránh thai hay các biện pháp ngừa thai như que cấy, tiêm… đều có tác dụng phụ là làm rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này nặng hoặc nhẹ tùy vào mỗi người.
  • Do bệnh phụ khoa, bệnh mạn tính, các vấn đề về tuyến giáp

Trễ kinh làm sao để có lại

Trễ kinh không chỉ khiến phụ nữ lo lắng cho tình trạng sức khỏe. Trễ kinh còn khiến cơ thể mệt mỏi, dễ cáu gắt và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản. Vì thế, trễ kinh làm sao để có lại là vấn đề rất nhiều chị em muốn biết.

Uống gì để nhanh có kinh?

Một mẹo trễ kinh làm sao để có lại nhiều chị em có thể thử đó là thông qua chế độ dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh chóng cân bằng, điều hòa lại chu kỳ bị rối loạn. Chị em có thể thử các loại thức uống sau: Trà gừng, trà bột nghệ, nước ép cà rốt, nước ép rau mùi tây, sữa đậu nành…

Trễ kinh làm sao để có lại thì uống trà gừng

Tập luyện thể dục vừa phải

Nếu tập luyện cường độ cao gây hại cho cơ thể thì vận động ở mức vừa phải lại rất tốt. Không chỉ bị trễ kinh phải làm sao, để duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn thì chị em không nên bỏ qua các bài tập vận động.

Có thể đi bộ, tập yoga tại nhà, chạy bộ, bơi lội, đạp xe… Chỉ cần 30 phút vận động mỗi ngày chu kỳ kinh nguyệt chị em sẽ được cải thiện rất nhiều.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Trễ kinh làm sao để có lại thì cần chú ý đến chế độ sinh hoạt phải điều độ. Như bạn đã thấy, tăng giảm cân quá nhanh, stress, căng thẳng đều là tác nhân gây rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến.

Chị em muốn điều hòa kinh nguyệt cần chú ý tránh lo lắng quá nhiều, hạn chế sử dụng các chất kích thích. Nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để giữ cơ thể khỏe mạnh, tâm trạng thoải mái.

Khi nào cần đi khám vì trễ kinh

Trễ kinh làm sao để có lại, khi nào cần đi khám để điều trị? Kinh nguyệt không đều là tình trạng phổ biến nhưng nếu bạn nằm trong nhóm nguy cơ cao trễ kinh do bệnh lý (dựa vào tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh gia đình, bệnh nền…) thì nên đến gặp bác sĩ. Lúc này, bạn sẽ được thăm hỏi triệu chứng kết hợp với khám phụ khoa để tìm kiếm các bất thường nếu có.

Do rối loạn kinh nguyệt gắn liền với các bất thường về nội tiết tố nên bạn thường sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm máu. Từ kết quả xét nghiệm này sẽ có thể chẩn đoán chính xác hơn nguyên nhân khiến trễ kinh cũng như điều trị trễ kinh làm sao để có lại.

Nếu cần thiết, bạn có thể sẽ được yêu cầu thực hiện thêm các kiểm tra khác để tăng độ chính xác của chẩn đoán như siêu âm, chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ MRI,…

Sau đó, việc cụ thể trễ kinh làm sao để có lại, điều trị thế nào sẽ do bác sĩ chỉ định. Trong một số trường hợp bạn sẽ được hướng dẫn dùng thuốc tránh thai hoặc hormone để thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt trở lại.

Trễ kinh làm sao để có lại thì dùng thuốc tránh thai

Nếu do tuyến giáp hoặc bệnh lý thì cần tiến hành điều trị nội khoa. Nếu có khối u hay tắc nghẽn như nghẽn ống dẫn trứng thì sẽ tiến hành phẫu thuật.

Nhìn chung, việc trễ kinh làm sao để có lại, bị trễ kinh phải làm sao, điều trị thế nào phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Nếu bạn thử các phương pháp tự nhiên như uống nước ép, tập thể dụng, điều hòa tâm lý mà không được thì nên đi khám. Tuyệt đối không tự ý uống các loại thuốc điều trị mà không có chỉ định từ bác sĩ vì có thể khiến tình trạng trở nên nặng hơn.

Bài viết liên quan