Mẹ và Con - Khi kỳ nghỉ hè đến gần, tình trạng trẻ nghiện game là nỗi lo của hầu hết cha mẹ. Thật khó để kiểm soát mọi chuyện khi con thì có nhiều thời gian rảnh rỗi trong khi cha mẹ vẫn phải đi làm.

Nghiện game online có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của học sinh. Không chỉ trẻ em mà người lớn cũng bị ảnh hưởng bởi vấn nạn này. Đây là tác nhân dẫn tới nhiều hành động mất kiểm soát, gây nhiều hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, không phải lúc nào thích chơi game cũng có nghĩa là nghiện game.

Cha mẹ cần hiểu rõ đâu là giải trí và trẻ nghiện game để có cách xử trí phù hợp. Cụ thể thì mời bạn tìm hiểu trong bài viết sau.

Khi nào thì được coi là trẻ nghiện game?

Nghiện game là bệnh lý và đã được WHO phân loại vào nhóm rối loạn tâm thần. Thế nhưng,  ranh giới giữa chơi game để giải trí và lạm dụng game, nghiện game rất mong manh. Không thể tự chẩn đoán tình trạng liệu trẻ có nghiện game hay không tại nhà. Chỉ có bác sĩ mới được đưa ra chẩn đoán sau cùng.

Hiển nhiên, khi có dấu hiệu sau thì cha mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra tại các cơ sở tâm lý để có kết luận chính xác:

  • Ưu tiên chơi game hơn các hoạt động, sở thích khác trong thời gian dài hơn 12 tháng.
  • Trẻ cáu gắt, lầm lì và không thích giao tiếp với mọi người.
  • Không muốn ăn, ăn uống thất thường.
  • Chơi game liên tục không dừng được và nếu bị buộc phải dừng chơi thì có thể xuất hiện hành vi quá khích.
  • Liên tục chơi game, bất chấp các hậu quả tiêu cực (cả về thể chất lẫn tinh thần).
Trẻ nghiện game
Trẻ nghiện game

Hiển nhiên, một khi trẻ nghiện game thì các em sẽ chẳng còn thiết tha gì với các hoạt động khác. Từ học tập cho đến rèn luyện thể lực hay tạo kết nối với bạn bè, gia đình. Nhiều trẻ nghiện và chơi game liên tục dẫn tới rối loạn sinh học. Một số trò chơi có nội dung bạo lực hoặc tiêu cực sẽ khiến người nghiện có xu hướng hung hăng hơn.

Cần làm gì để ngăn trẻ nghiện game?

Chỉ trong vài tháng hè thì chưa đủ để kết luận là trẻ nghiện game. Tuy nhiên, với các trẻ đã thích chơi game từ trước thì khoảng thời gian trống này có thể tăng nguy cơ gây nghiện lên đáng kể nếu cha mẹ không có cách can thiệp thích hợp. Chẳng phụ huynh nào thích con mình suốt ngày “cắm đầu vào điện thoại/máy tính”, nên cha mẹ có thể thử các biện pháp sau để giúp con không trầm mê vào game:

Cùng con tìm hiểu tác hại của việc chơi game

Tuy trẻ nghiện game sẽ dẫn tới hậu quả xấu nhưng cha mẹ cũng không nên vơ đũa cả nắm dạng “mọi game đều xấu xa, có hại”. Chơi game phù hợp với cường độ hợp lý hoàn toàn có thể có ích cho trẻ. Tăng cường phối hợp tay – mắt, tăng kỹ năng tư duy logic, giải quyết vấn đề và tạo các kết nối online tới mọi người.

Gợi ý: Top 10 game cho trẻ em vừa học vừa chơi

Thậm chí, nhiều trò chơi còn được thiết kế đặc biệt để trẻ học tập hoặc hỗ trợ một số tình trạng sức khỏe như hội chứng tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý…

Cần làm gì để ngăn trẻ nghiện game
Cần làm gì để ngăn trẻ nghiện game

Do đó, trước hết bạn cần tìm hiểu trò chơi mà trẻ yêu thích. Phụ huynh có thể cùng con chơi game và giải thích với con về các tác động tích cực lẫn tiêu cực của trò chơi. Đồng thời, cha mẹ không nên cấm đoán việc chơi game một cách ngặt nghèo. Càng cố cấm thì trẻ càng tò mò và muốn phá luật. Hãy trò chuyện nghiêm túc về hậu quả khi nghiện game và giúp con điều chỉnh hành vi từ đầu.

Chẳng hạn, bạn có thể quy định thời gian chơi game mỗi ngày. Trẻ cần phải tham gia một hoạt động có lợi như vận động ngoài trời hoặc chơi thể thao… trước khi được chơi game. Đừng để trẻ nghiện game rồi mới tìm cách xử lý. Nếu không thể điều chỉnh được mức độ ham chơi của trẻ thì cha mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý để có phương án phù hợp nhất.

Dùng các phần mềm quản lý máy tính/điện thoại

Không chỉ cần kiểm soát về thời gian chơi, cha mẹ cần biết rõ con chơi gì, làm gì trên mạng internet. Giám sát thường xuyên và chặn các kênh độc hại thông qua các phần mềm quản lý máy tính/điện thoại là biện pháp tốt. Ngày nay, các kênh độc hại, các trò chơi không phù hợp cho trẻ em luôn xuất hiện nhan nhản trên mạng và trẻ dễ dàng tiếp xúc chúng.

Cha mẹ cần đảm bảo trẻ tiếp xúc với các nội dung phù hợp lứa tuổi bé. Hãy dành thời gian để thiết lập hàng rào bảo vệ con trước khi quá muộn.

Hướng trẻ tới các hoạt động hấp dẫn khác

Cách tốt nhất để trẻ không nghiện game là hãy hướng con tới các hoạt động giải trí hấp dẫn khác. Lưu ý, phải là hoạt động thu hút được trẻ chứ không phải ép buộc con tham gia vào đủ loại lớp học hè, học kỹ năng mà con không thích. Thậm chí, có thể biến các buổi chơi game thành hoạt động chung của cả gia đình để hiểu rõ được trẻ đang chơi gì, thích gì, nghĩ gì.

Cha mẹ nên tạo điều kiện cho con trải nghiệm các thú vui khác nhau. Từ thể thao tới những môn nghệ thuật hay đọc sách, đọc truyện. Chà, truyện tranh không phải những “con sâu đục khoét tâm hồn” đâu nhé. Điều quan trọng là bạn có biết cách chọn truyện phù hợp cho con mình hay không mà thôi. Một khi trẻ tìm được niềm yêu thích mới thì việc hạn chế thời gian chơi game sẽ dễ dàng hơn nhiều.

Gợi ý: 7 bí quyết để bé yêu ham mê đọc sách

Dành nhiều thời gian cho con

Lý do quan trọng khiến nhiều trẻ nghiện game, nghiện thiết bị điện tử là do cha mẹ có quá ít thời gian cho con. Trẻ từ bé đã được dỗ dành bằng các video trên mạng thì việc con quen và đòi chơi điện thoại, đòi xem tivi, lướt máy tính khi lớn hơn là quá đỗi bình thường.

cách khắc phục trẻ nghiện game
Cách khắc phục trẻ nghiện game

Dẫu biết cha mẹ bận rộn nhưng muốn tránh trẻ nghiện game thì hãy cố gắng dành thời gian chơi cùng con dù là nghỉ hè hay trong năm học. Bởi thời kỳ tuổi thơ của con trẻ là điều quý giá trong hành trình phát triển của mỗi bé mà không cách gì quay lại được.

Bài viết liên quan

con riêng của chồng

9 cách giúp mẹ kế xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn với con riêng của chồng

Mẹ và Con - Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao con riêng của chồng lại ghét tôi ngay cả khi tôi cố gắng trở thành một người mẹ tốt?” Hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân vì sao mối quan hệ với con riêng của chồng lại gặp nhiều trục trặc đến vậy và cần làm gì để xây dựng mối quan hệ tích cực với con riêng của chồng bạn nhé!