Mẹ và Con - So sánh dấu hiệu có kinh và có thai sẽ giúp bạn nhận biết rõ tình trạng sức khỏe của mình. Để từ đó, bạn có biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp nhất.

So sánh dấu hiệu có kinh và có thai như thế nào? Nếu không tìm hiểu kỹ bạn rất có thể nhầm lẫn dấu hiệu PMS và dấu hiệu mang thai sớm. Điều này có thể dẫn tới một số nguy cơ sức khỏe vì chị em không biết mình có thai.

Vì sao chị em nhầm dấu hiệu có thai và có kinh?

Vì sao nhiều chị em dễ nhầm lẫn khi so sánh dấu hiệu có kinh và có thai? “Thủ phạm” chính là các hormone sinh dục trong cơ thể.

Về cơ bản thì khi có thai hay đến chu kỳ, cơ thể đều có sự xáo trộn hormone khá rõ. Chúng bao gồm gồm estrogen, progesterone và human chorionic gonadotropin (hCG). Hormone có ảnh hưởng rất lớn đến thể lý lẫn tâm lý chị em.

Do đó, khi các hormone này thay đổi, phụ nữ có thể gặp một số triệu chứng tương tự nhau. Những triệu chứng này có thể gây ra sự nhầm lẫn và khó xác định được đâu là dấu hiệu sắp có kinh và có thai.

Hơn nữa, nhiều chị em mắc hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) rất nặng. Các rối loạn cả về thể chất lẫn tâm lý này rất giống với các dấu hiệu mang thai sớm. Trong đó bao gồm:

  • Về thể chất: Tăng cân, cơ thể phù nề; ngực mềm và nhạy cảm; đau nhức toàn thân, cơ thể mệt mỏi uể oải; thèm ăn hoặc uống một món nào đó; sức khỏe da kém hẳn đi…
  • Về tinh thần: Tâm trạng khi thì cáu gắt dễ nóng khi thì buồn bã, lo lắng. Hay nhầm lẫn, có thể có cảm giác bị bỏ rơi, phiền muộn, khó ngủ và thường chỉ ngủ được những giấc ngắn. Khó tập trung và dễ nhầm lẫn, hay quên trước quên sau.

so sánh dấu hiệu có kinh và có thai khi mệt mỏi

Triệu chứng PMS với dấu hiệu mang thai sớm rất dễ bị nhầm. Cụ thể so sánh dấu hiệu có kinh và có thai thế nào để chẩn đoán chính xác thì mời bạn đọc tiếp.

So sánh dấu hiệu có kinh và có thai

Để so sánh dấu hiệu có kinh và có thai chúng ta sẽ lần lượt điểm qua các khía cạnh quan trọng, vốn thường bị tác động lớn nhất khi cả hai tình trạng này xảy đến:

Ngực

Một trong những dấu hiệu so sánh dấu hiệu có kinh và có thai phổ biến nhất ngực căng, đau hoặc nhạy cảm. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormone progesterone gây ảnh hưởng lên các mô vú. Điểm khác biệt như sau:

  • Kinh nguyệt: Ngực sẽ căng tức và mức độ đau tăng dần. Cường độ đau đạt đỉnh trước khi đến ngày “đèn đỏ” 1-2 hôm. Ngoài ra, nếu để ý bạn sẽ thấy các mô ở ngực dày lên, các cơn đau âm ỉ khó chịu nhưng sẽ biến mất khi máu kinh xuất hiện. Vì lúc này nồng độ progesterone đã giảm.
  • Mang thai: Ngực căng tức, đặc biệt là khu vực núm vú sẽ to ra hơn bình thường. Cảm giác này thường xuất hiện 1-2 tuần sau khi thụ thai thành công (tức khoảng 2-3 tuần kể từ khi quan hệ).

Máu báo thai và máu kinh nguyệt

So sánh dấu hiệu có kinh và có thai qua đặc điểm chảy máu khá dễ dàng. Ra máu âm đạo có thể là báo hiệu mang thai do phôi bám vào niêm mạc tử cung làm tổ hoặc là máu kinh nguyệt. Và chúng rất khác nhau:

  • Kinh nguyệt: Lượng máu nhiều, thường ồ ạt trong 1-3 ngày đầu. Máu có chứa cục máu đông hoặc các vụn niêm mạc bị bong tróc. Máu màu đỏ tươi đến nâu đậm và có thể chứa chất nhầy.
  • Mang thai: Chỉ có vài giọt máu, màu hồng nhạt hoặc màu rỉ sét. Máu báo thai chỉ xuất hiện trong khoảng vài giờ cho đến ba ngày.

so sánh dấu hiệu có kinh và có thai khi ra máu

Đi tiểu nhiều hơn

Đi vệ sinh nhiều hơn là dấu hiệu sắp có kinh và có thai. Tuy đều là do hormone gây ra, so sánh dấu hiệu có kinh và có thai sẽ thấy khác biệt:

  • Kinh nguyệt: Tình trạng này xảy ra vài ngày trước khi đến kỳ kinh và sẽ giảm dần khi kinh nguyệt xuất hiện.
  • Mang thai: Hormone hCG khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Tình trạng này không giảm mà còn ngày càng nghiêm trọng vì thai nhi càng lớn thì áp lực lên bàng quang càng cao, gây són tiểu khi mang thai.

So sánh dấu hiệu có kinh và có thai: Buồn nôn, nôn

Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng khi mang thai. Dù hội chứng tiền kinh nguyệt khiến bạn mệt mỏi, uể oải nhưng nôn, buồn nôn không nằm trong danh sách này.

  • Kinh nguyệt: Gần như không xuất hiện triệu chứng buồn nôn hay nôn.
  • Mang thai: Dấu hiệu ốm nghén này rất phổ biến và là một trong những cách nhận biết mang thai sớm khá chuẩn xác. Có đến 50% – 90% phụ nữ bị buồn nôn và có 25 – 55% bị nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu bạn mệt mỏi, bị căng tức ngực, tâm trạng thay đổi mà kèm theo buồn nôn thì khả năng mang thai là rất cao.

Thay đổi tâm trạng

Đây là điểm rất khó phân biệt khi so sánh dấu hiệu có kinh và có thai. Bởi vì tiền kinh nguyệt hay dấu hiệu mang thai sớm đều có ảnh hưởng rất lớn đến tâm trạng chị em.

  • Kinh nguyệt: Bạn nhạy cảm và dễ bị kích thích, dễ nóng giận hơn. Sau khi qua cơn cáu gắt thì khả năng cao bạn sẽ thấy phiền muộn, buồn bã và lo lắng.
  • Mang thai: Tâm trạng thay đổi thất thường và liên tục. Mẹ bầu có thể phút trước đang vui vẻ, yêu đời thì phút sau đã thấy tủi thân phát khóc. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ trầm cảm khi mang thai cần được chú ý.

Đau bụng kinh và đau bụng có thai

Đau bụng là dấu hiệu sắp có kinh và có thai phổ biến. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ sẽ có một số khác biệt như sau:

  • Kinh nguyệt: Cơn đau xuất hiện khoảng 24-48 giờ trước khi có kinh. Cảm giác đau âm ỉ này tăng dần đến cả khi ra máu. Cơn đau sẽ giảm dần theo lượng máu và hết hẳn khi bạn hết chu kỳ kinh nguyệt.
  • Mang thai: Những tuần đầu thai kỳ mẹ có thể bị chuột rút khi mang thai nhẹ. Đau bụng dưới có thể kèm theo đau lưng dưới do các cơ vùng dưới giãn ra.

so sánh dấu hiệu có kinh và có thai khi đau bụng

Kinh nguyệt và mang thai là hai quá trình sinh lý quan trọng với chị em. Dấu hiệu có kinh và có thai lại có nhiều điểm giống nhau nên việc so sánh dấu hiệu có kinh và có thai không dễ. Nếu nghi ngờ có thai, bạn nên dùng que thử thai để có kết quả chính xác hơn nhé.

Bài viết liên quan