Mẹ&Con - Tôi có thể cho cháu khám chuyên sâu ở đâu, hay làm gì cho cháu? Một người bạn của tôi làm bác sĩ, khi nghe tôi kể chuyện bảo rằng có thể cháu bị mắc bệnh đau nửa đầu. Xin bác sĩ cho biết bệnh này là gì, có nguy hiểm không? Ngừa giun sán cho trẻ bằng cách nào? Để trẻ an toàn khi ngủ cùng bố mẹ Giải mã tiếng khóc của trẻ

Con tôi 10 tuổi. Cháu hơi ốm, nhưng từ trước tới giờ sức khỏe vẫn bình thường. Khoảng 2 tháng nay, cháu thường xuyên bị đau đầu, hầu như ngày nào cũng đau không nhiều thì ít. Ban đầu, tôi tưởng do con bị căng thẳng học hành nên cho cháu nghỉ bớt các lớp ngoài giờ, nhưng tình hình vẫn không thay đổi. Lúc mới đau, cháu chỉ nói là con nhức đầu. Khoảng 1 tiếng sau nghỉ ngơi thì khỏi. Giờ cháu bảo: “Con đau sâu ở trong”. Tôi rất lo, nhưng cho con đi khám tổng quát vẫn bảo là bình thường. Tôi có thể cho cháu khám chuyên sâu ở đâu, hay làm gì cho cháu? Một người bạn của tôi làm bác sĩ, khi nghe tôi kể chuyện bảo rằng có thể cháu bị mắc bệnh đau nữa đầu. Xin bác sĩ cho biết bệnh này là gì, có nguy hiểm không?

Quỳnh Giao (Quận 11)

Mẹ biết gì về hội chứng đau nửa đầu? 3

Đau đầu thường xuyên đến mức độ ngày nào cũng đau là dấu hiệu không bình thường, có thể là biểu hiện của một căn bệnh nguy hiểm.

Khi đưa con đi khám tổng quát, bạn có nói rõ với bác sĩ vấn đề của cháu không? Vì nếu chỉ đăng ký khám tổng quát bình thường thì thông thường bác sĩ chỉ cho làm các xét nghiệm máu, nước tiểu, siêu âm vùng bụng, chụp X-quang… nhưng chừng đó chưa đủ để phát hiện bệnh ở đầu. Bạn nên đưa cháu đi khám lần nữa, khám chuyên khoa, nói rõ với bác sĩ vấn đề cháu đang gặp phải, để có các kiểm tra ở mức độ sâu hơn.

Đau đầu thường xuyên ở trẻ em có thể bắt nguồn do các nguyên nhân:

– Đau đầu do các bệnh viêm dây thần kinh, viêm màng não, viêm não, viêm xoang, viêm ở mắt, răng.

– Đau đầu do căn nguyên mạch máu (đau nửa đầu), do cao huyết áp, dị dạng động tĩnh mạch.

– Đau đầu do khối choáng chỗ nội sọ, u não, chảy máu nội sọ, não úng thủy, tăng áp lực sọ não lành tính.

– Đau đầu do yếu tố tinh thần: lo âu, stress, học quá sức, căng thẳng thần kinh kéo dài.

Đau đầu sẽ trở nên đặc biệt nghiêm trọng nếu kèm theo các dấu hiệu như đau đầu kèm buồn nôn, sốt cao, đau đầu kèm đau khối cơ vùng gáy, đau đầu kèm giảm hoặc mất thị lực, thính lực.

Nếu bạn đã tự đánh giá gia đình không có vấn đề gì khiến trẻ lo buồn, stress (bố mẹ cãi vã…), việc học của trẻ không quá áp lực, căng thẳng thì càng cần đi kiểm tra, xem có vấn đề bệnh lý nào không.

Hãy nhớ báo với bác sĩ tất cả mọi dấu hiệu bạn thấy là bất thường ở trẻ, dù nhỏ nhất, chẳng hạn như trẻ có bị đau tai, đau răng, có chảy máu chân răng, chảy máu cam, da có đổi màu hay bị xung huyết, nổi mẩn không.

Đau đầu ở trẻ có hai loại là đau đầu cấp tính và đau đầu tái phát. Đau đầu cấp tính thường kèm sốt, triệu chứng đau đột ngột, dữ dội, có kèm nôn, mờ mắt… Đau đầu tái phát (có thể là trường hợp của con bạn) lại lặp đi lặp lại nhiều lần. Điển hình nhất của đau đầu tái phát này là hội chứng Migraine mà bạn đã đề cập trong mail.

Hội chứng Migraine ở trẻ là thường bị đau nửa đầu khá nhiều lần (cơn) trong ngày (thường có từ 5 cơn trở lên). Ngoài ra người ta còn thấy đau đầu có khi chỉ âm ỉ và kéo dài suốt ngày đêm (đau đầu do bệnh tăng huyết áp, đau đầu do rối loạn tiền đình) hoặc đau từng cơn và cũng có loại đau đầu hay xảy ra vào lúc nửa đêm gần sáng.

Để xác định được bệnh và cách điều trị thì qua một trang báo là không đủ. Bạn cần đưa trẻ đi khám ngay và nói rõ với bác sĩ các dấu hiệu như tôi đã dặn ở trên nhé!

Theo sự tư vấn của BS. Lê Thị Ngọc Diệp (Bệnh viện Nhi Ðồng 2) 

Tags:

Bài viết liên quan