Có phải mẹ đang lo lắng rằng mình không có đủ sữa cho con? Mối quan tâm này phổ biến đối với những người lần đầu làm mẹ hoặc một số mẹ có nguồn cung cấp sữa thấp, đặc biệt là trong những tuần đầu tiên cho bé bú.
Đây cũng là lý do chính khiến một số bà mẹ bắt đầu cai sữa hoặc chuyển sang nuôi con bằng sữa công thức. Tin tốt là có rất nhiều cách để xác định lượng sữa bạn đang tạo ra và thậm chí nhiều mẹo khác để tăng khả năng sản xuất sữa mẹ. Vậy làm cách nào để tăng nguồn sữa cho con bú đủ sữa? Mời bạn cùng Mẹ và Con tìm hiểu ngay nhé.
Các nguyên nhân phổ biến khiến mẹ không đủ sữa cho con bú
Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho bạn và bé. Sữa mẹ đáp ứng tất cả các nhu cầu dinh dưỡng của trẻ như cung cấp các kháng thể giúp chống lại nhiễm trùng và chống lại các bệnh dị ứng, hen suyễn và béo phì khi trẻ lớn hơn. Nhưng việc cho con bú không phải lúc nào cũng dễ dàng và việc tạo đủ sữa cũng là một thách thức. Điều gì ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ? Có nhiều lý do khác nhau khiến một số mẹ có lượng sữa thấp, bao gồm:
- Chờ đợi quá lâu để bắt đầu cho con bú (lý tưởng là bạn có thể bắt đầu cho con bú khoảng một giờ sau khi sinh, nhưng trong một số trường hợp, điều này có thể không thực hiện được)
- Nếu bé không nhận được dinh dưỡng cần thiết, có thể là do đã không ngậm vú đúng cách hoặc có thể do núm vú phẳng hoặc bị thụt vào trong
- Có thể bạn nên xem xét về nhu cầu ăn của bé. Bạn hãy cho bé ăn theo yêu cầu thay vì ăn theo lịch trình hoặc theo thời gian (các chuyên gia cho rằng bạn nên cho con bú khoảng 8 lần/ngày)
- Uống thuốc tránh thai có chứa estrogen hoặc hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn cung của sữa
- Nguồn sữa mẹ có thể ít nếu người mẹ mắc các bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang, suy giáp, tiểu đường và tiền tiểu đường, dùng một số loại thuốc huyết áp và các chế phẩm chữa cảm lạnh và cúm, đã uống thuốc tránh thai hoặc bị vô sinh.
- Ở một số phụ nữ, phẫu thuật vú hoặc núm vú gây khó khăn cho việc cho con bú.
Các dấu hiệu nhận biết bé đã no sữa
Thay vì cố gắng kích sữa cho con bú, điều quan trọng hơn cả là bạn phải theo dõi các dấu hiệu cho thấy bé bú đủ sữa. Một trong những dấu hiệu đáng tin cậy nhất là sự tăng cân đều đặn của bé.
Thực tế rất khó để xác định lượng sữa mà bé đã bú. Đôi khi trông bé có vẻ bú nhiều nhưng thật sự lại không như vậy. Vì thế, các mẹ nên nắm các dấu hiệu sau đây để biết rằng bé bú đủ và nỗi lo lắng cũng giảm được phần nào. Hầu hết trẻ sơ sinh giảm tới 7% trọng lượng khi sinh và sau đó lấy lại khi trẻ được khoảng 2 tuần tuổi. Em bé của bạn tiếp tục tăng cân sau khi tăng trở lại số cân ban đầu mà bé đã mất sau khi sinh là một trong những dấu hiệu đáng tin cậy nhất của việc cho bé bú đủ sữa. Số lượng tã mà con bạn thay trong 1 ngày là một dấu hiệu để biết liệu trẻ có bú đủ sữa hay không.
Trong những ngày đầu tiên, khi con bạn chỉ bú được lượng sữa non đặc và giàu chất dinh dưỡng, bé có thể chỉ thay 1 hoặc 2 chiếc tã ướt mỗi ngày. Nhưng sau khi con bạn bắt đầu bú sữa mẹ bình thường, bé sẽ bắt đầu ướt tã nhiều hơn. Khi có 6 hoặc nhiều tã ướt hơn mỗi ngày và nước tiểu gần như không màu hoặc màu vàng nhạt khi bé được 5-7 ngày tuổi là dấu hiệu của việc bé bú đủ.
Con bạn bú mẹ bao nhiêu lần trong một ngày? Trẻ sơ sinh có xu hướng bú 8 lần hoặc nhiều hơn một ngày trong vài tuần đầu tiên. Bạn có thể cho bé bú bất cứ khi nào bé đói hoặc khi bầu ngực của bạn cảm thấy căng. Sau khi cho con bú, vú của bạn sẽ mềm hơn và không còn căng như trước khi cho con bú. Khi kết thúc việc cho con bú, bàn tay của bé được thả lỏng với các ngón tay duỗi ra thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bé không còn đói nữa. Bé sẽ bắt đầu bú nhanh, sau đó là hút hơi dài, nhịp nhàng và nuốt sữa từ từ.
Làm thế nào để kích nhiều sữa cho con bú?
Điều cốt lõi đó chính là cho con bú càng sớm càng tốt. Nếu có thể, hãy cố gắng không đợi quá lâu sau khi sinh con mới bắt đầu cho con bú và tiếp xúc da kề da với bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ví dụ, nếu bạn đang hồi phục sau ca sinh mổ, bạn có thể bắt đầu cho con bú muộn hơn. Đừng lo lắng nếu bạn rơi vào trường hợp này, bởi vì dưới đây Mẹ và Con có nhiều mẹo nhỏ hơn nữa để tăng cường nguồn sữa mẹ cho bạn.
- Vắt sữa mẹ hoặc sử dụng máy hút sữa thường xuyên. Bạn có thể vắt sữa bằng tay hoặc bằng máy hút càng nhiều thì bạn càng tiết ra nhiều sữa mẹ hơn. Đây cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn muốn chuyển sang cho bé bú sữa mẹ bằng bình để đi làm trở lại
- Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn. Bé có thể sẽ muốn bú 8 lần trở lên mỗi ngày. Nếu trẻ bú thường xuyên, bạn sử dụng máy hút sữa hoặc vắt bằng tay giữa các cữ bú, vú của bạn sẽ được kích thích để tạo ra nhiều sữa hơn.
- Cho trẻ bú cả hai vú. Nhớ luân phiên giữa các vú. Cả hai đều cần được hút cạn kiệt để sản xuất nhiều sữa hơn. Bạn cũng có thể sử dụng máy bơm để vắt sữa tích tụ.
- Giúp bé ngậm đúng và nuốt được sữa trong khi bú. Nếu nghi ngờ, bạn có thể nhờ đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác nhận rằng con bạn đã ngậm và bú đúng cách hay chưa.
- Đừng bỏ qua thời gian cho ăn. Nếu bạn đang làm việc trong khi cho con bú và bạn đang hút sữa, hãy cố gắng không bỏ lỡ bất kỳ buổi nào. Bởi điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của bạn
Lời kết
“Liệu mình có đủ sữa cho con bú hay không” là mối quan tâm chung của hầu hết các bà mẹ. Vì thế, những cách mà mà Mẹ và Con chia sẻ ở trên sẽ có ích cho bạn. Nếu bạn quá lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc cho con bú trước khi bổ sung thức ăn bằng sữa công thức để tránh cai sữa sớm. Mẹ và Con chúc bạn và bé thật nhiều sức khỏe, bình an vượt qua đại dịch.