Mẹ&Con – Hàng xóm lắm chuyện, đôi khi cứ chuyện xé ra to hay còn “thêm mắm thêm muối” khiến câu chuyện được nghe lại bởi bọn họ khác đến 70% so với “bản gốc”. Hàng xóm lắm chuyện, đôi khi cứ chuyện xé ra to hay còn “thêm mắm thêm muối” khiến câu chuyện

Mẹ&Con – Hàng xóm lắm chuyện, đôi khi cứ chuyện xé ra to hay còn “thêm mắm thêm muối” khiến câu chuyện được nghe lại bởi bọn họ khác đến 70% so với “bản gốc”.

Hàng xóm lắm chuyện, đôi khi cứ chuyện xé ra to hay còn “thêm mắm thêm muối” khiến câu chuyện được nghe lại bởi bọn họ khác đến 70% so với “bản gốc”.

Ngôi nhà hiện tại vợ chồng tôi đang ở cách nhà bố mẹ chồng khoảng 3km. Miếng đất này bố mẹ chồng mua khi còn trẻ, nhà có hai anh em trai nên người nào lập gia đình trước ông bà cho ra ở riêng. Những tưởng không phải chịu cảnh sống chung với mẹ chồng là may mắn, nhưng giờ tôi lại đến khổ vì không làm dâu mẹ chồng nhưng phải… làm dâu cả hàng xóm lắm chuyện!

Cùng chung một thị trấn nên trước đó, nhiều người trong xóm đã biết bố mẹ chồng và chồng tôi. Lúc ăn mừng tân gia, theo phép lịch sự thì ngoài họ hàng, bố mẹ tôi cũng mời thêm một số người hàng xóm. Vợ chồng tôi mới chuyển tới, ông bà muốn tốt nên không quên gửi gắm “hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”.

Hàng xóm lắm chuyện khiến gia đình tôi dở khóc dở cười 4

Hàng xóm lắm chuyện khiến nhiều gia đình xáo trộn. (Ảnh minh họa)

Ban đầu mọi chuyện diễn ra rất chừng mực. Buổi chiều tôi thường tranh thủ đi làm về sớm don dẹp nhà cửa, nhưng nhiều hôm đi làm về trễ đã thấy cổng nhà mình lại sạch tinh tươm. Thì ra bác Nga đối diện quét sân nhà, tiện tay “quét luôn cho nhà cô chú”.

Nhà bác Hằng trồng nhiều mít, vào đợt mít chín nhiều quá bác mang cho cả xóm mỗi người một quả. Bác Mai cũng hay bán rau sạch cho nhà tôi, nhưng chỉ lấy giá bằng ½ ngoài chợ. Nhà cô Thụy chỉ có hai ông bà già với đứa con gái hiếm muộn lên 8, lâu lâu chập điện chồng tôi sẵn sàng cầm đồ nghề chạy qua chạy lại sửa sang ngay… Nói chung, thời gian đầu sống trong xóm nhỏ thân thiện, tình cảm như vậy tôi cảm thấy rất vui.

Nhưng hình như càng quá thân thiết với nhau, mấy bà hàng xóm gần nhà tôi càng trở nên… lắm chuyện. Hôm rồi tôi đang ngồi soạn giáo án, chị Tâm vào nhấp ngụm nước trà rồi kể chuyện con gái bà Hoa mới tí tuổi đầu đã yêu đương linh tinh, tối khuya nào cũng có bạn trai chở về trước ngõ. Kết thúc, chị Tâm không quên phán một câu xanh rờn: “Con bé đấy liệu mà học hết cấp 3, lại chẳng lấy chồng sớm như mẹ nó thôi!”. Lúc đó, tôi mới lờ mờ nhận ra mấy người hàng xóm lắm chuyện ra phết!

Hôm khác, anh Hoan sang đánh cờ với chồng tôi lại kể chuyện mấy năm trước bị anh Hùng lừa chung đụng làm ăn rồi “cuỗm” tiền thế nào. Trong khi chị My – vợ anh Hùng thì lại khẳng định 100% vợ chồng mình không lừa đảo. Tự anh Hoan thấy vợ chồng chị làm ăn được, xin xỏ hùn vốn làm ăn chung rồi tới khi thất bại lại “đổ thừa” gia đình chị cướp bóc… Ai cũng có lý lẽ riêng, tự cho mình là đúng và chẳng ai chịu nhường nhịn ai.

Vợ chồng tôi vốn tính trung lập, nhã nhặn nên dù nghe ai kể lể, than thở cũng chỉ mỉm cười lắng nghe. Chúng tôi không bao giờ nghĩ rằng có ngày chính mình là nhân vật bị đem ra nói xấu, ấy vậy mà hôm qua bác Thoa sang nhà chơi hỏi tôi một câu ngớ người: “Tối hôm qua có phải hai vợ chồng đi hát karaoke trên đường X không? Cái Thủy nhà ông Trực nó cũng đi chơi với bạn, nó bảo thấy cháu mặc đồ “lòi da lòi thịt” chẳng đứng đắn như cái nghề giáo viên”.

Tôi đến chết mất. Thực ra cái đầm chồng mua tặng tôi dịp sinh nhật cũng hơi ngắn thật, nhưng làm gì tới nỗi “lòi da lòi thịt” như lời cô Thủy hàng xóm phán xét? Với lại dù là giáo viên, miễn không phải trên bục giảng còn ra đường tôi ăn mặc thế nào là tùy chứ? Tôi ức quá, mặc thử cho bác Thoa xem thì bà ấy cũng mỉm cười công nhận.

Rồi nhiều hôm mất điện, mọi người rủ nhau ra gốc gây hóng mát các bà các cô lại được dịp “buôn dưa lê bán dưa chuột”. Ngồi nghe người này kể xấu nhà người kia lúc vắng mặt, xong lúc người này có mặt họ lại chuyển chủ đề sang… nói xấu nhà người khác khiến tôi thấy sợ hãi vô cùng. Có vẻ như chẳng ai cũng vô tư thái quá, chẳng ai biết xấu hổ.

Ở nhà mới hơn 2 năm, chúng tôi tính bán nhà chuyển ra phố nhưng không may sau Tết chồng tôi bị tai nạn. Nhà ít người, tôi phải chạy đi chạy lại nhưng cũng may hôm thì có chị Thúy phụ tôi mang cơm nước vào viện cho anh, hôm thì bác Tư với thằng Tùng thay phiên nhau ngủ đêm ở bệnh viện. Cu Tít con trai tôi thì ăn ngủ bên nhà bác Lan suốt vì mẹ vừa bận đi làm, vừa bận chăm bố.

Chồng tôi nằm viện nửa tháng mà ngày nào cũng có người trong xóm tới hỏi thăm, vừa “phiền” vừa cảm động… Tôi hỏi sao cả xóm ai cũng biết chồng tôi nằm viện? Ông Kha cười khà khà đáp: “Bà Tám ghé bệnh viện thăm đồng nghiệp, thấy chồng mày cấp cứu bả về bả kể cho bà Tư, bà Tư kể cho tao, tao kể cho con Út, con Út kể cho…”

Ra viện, vợ chồng chúng tôi từ bỏ quyết định bán nhà. Đúng là sống cạnh hàng xóm lắm chuyện lắm lúc cũng bực bội thật, nhưng “bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Các cụ nói không sai, một người hàng xóm tốt thậm chí còn hơn cả một người thân nhưng xa xăm nữa.

Bài viết liên quan