Mẹ&Con – Ngày nay, tuy xã hội ngày càng hiện đại nhưng vẫn có không ít gia đình chăm con theo quan niệm xưa. Theo họ, khi khách đến thăm trẻ nhưng lại khen bé đẹp, mập hay nặng cân thì xem như là quở trẻ, làm cho trẻ suy sút, đau ốm. Vậy cũng theo quan niệm xưa, cha mẹ phải làm gì khi bé bị quở?

6 biểu hiện của bé sơ sinh thông minh, lanh lợi

Trong quan niệm dân gian xưa ở Việt Nam, có rất nhiều điều chúng ta khó có thể lí giải được trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đôi khi những việc này thực sự rất có hiệu quả, cũng như có những điều đại kị mà cha mẹ nên tránh để con luôn khỏe mạnh và ăn tốt.

lam gi khi be bi quo 6

Quan niệm trẻ sơ sinh “bị quở” chỉ mang tính chất tham khảo

Bài viết làm gì khi bé bị quở sau đây chỉ mang tính chất tham khảo, không cổ súy.

Những điều không nên làm với trẻ sơ sinh

1. Không khen bé

Theo quan niệm dân gian, nếu khen bé như “đẹp quá”, “xinh quá”, “khỏe quá”, “mập quá” sẽ khiến bé ngược lại với tất cả những điều trên. Như thế gọi là ”nói quở trẻ sơ sinh”.

Vì vậy, khi đến thăm trẻ sơ sinh, dù bé dễ thương thế nào thì cũng không được khen mà nên nói khéo như “cưng quá”, “nhìn bé ghét chưa nè”… Điều này sẽ làm mẹ và người nhà của bé thấy vui hơn.

Ngoài ra, nếu muốn khen bé nên nói thêm từ “trộm vía” phía trước lời khen như: “Trộm vía, dễ thương quá” để bé không bị quở mà xấu đi.

2. Không hút thuốc

Trẻ sơ sinh rất nhạy với mùi thuốc, chưa kể, thuốc lá cũng gây hại tới sức khỏe của trẻ và mẹ. Do đó, tuyệt đối không hút thuốc khi tới thăm trẻ sơ sinh nhé!

3. Không nựng bé mạnh tay

lam gi khi be bi quo 5

Nựng bé một cách nhẹ nhàng, không đu đưa hay rung lắc bé

Xương, não bộ của trẻ sơ sinh còn rất yếu, nựng bé quá mạnh nếu sơ sẩy có thể khiến bé bị gãy xương hoặc chấn động não. Những điều này đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bé. Tốt nhất, hãy nựng bé một cách nhẹ nhàng, không đu đưa hay rung lắc bé.

4. Không kể chuyện buồn

Một số người có thói quen đến thăm trẻ sơ sinh nhưng lại tranh thủ tâm sự, kể chuyện buồn cho mẹ bé nghe. Đặc biệt, những câu chuyện liên quan tới mẹ. Điều này chỉ khiến các mẹ sau sinh bị suy sụp tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Nguy hiểm hơn, một số mẹ mắc bệnh tim, hen suyễn có thể bị ngất, nguy hiểm tới tính mạng. Do đó, nếu đến thăm trẻ sơ sinh, tuyệt đối chỉ nói chuyện vui vẻ để khích lệ tinh thần mẹ và bé.

5. Không đưa ra quá nhiều lời khuyên mang tính chủ quan

Rất nhiều người có thói quen đưa ra lời khuyên chủ quan như: chăm con thế này, ăn cái này, mặc cái này… mà không biết mẹ bé có muốn nghe hay không. Chỉ nên đưa ra lời khuyên khi các mẹ hỏi, nếu không chỉ cần động viên mẹ ăn nhiều, giữ gìn sức khỏe để chăm con là được.

6. Không đến thăm bé khi đang ốm

lam gi khi be bi quo 4

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu, dễ bị lây bệnh

Nếu bạn đang ốm thì tuyệt đối không nên đến thăm bé. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh còn rất yếu, dễ bị lây bệnh. Hãy đến thăm bé khi sức khỏe và tinh thần khỏe mạnh nhất.

7. Không nói chuyện quá ồn ào khi đến thăm

Hãy cố gắng nói chuyện nhỏ nhẹ, tạo không gian yên tĩnh cho bé. Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh rất cao, nếu nói quá to, bé có thể thức giấc và quấy khóc làm phiền người nhà. Ngoài ra, nếu đến đúng lúc bé ngủ thì không tìm cách đánh thức bé dậy vì điều này có thể làm người nhà bé không hài lòng.

8. Không ở lại quá lâu

Thời gian thăm bé sơ sinh chỉ nên từ 1 giờ trở lại. Thăm quá lâu có thể ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt của mẹ và bé. Không ít trường hợp tới thăm trẻ quá lâu khiến cả mẹ và bé đều cảm thấy mệt nhưng không cách nào để nói.

9. Không đến thăm vào giờ nghỉ trưa hoặc lúc tối muộn

Tốt nhất hãy thăm bé sơ sinh vào thời gian hợp lý như buổi sáng hoặc chiều, chập tối. Đây là thời gian mẹ và bé rảnh rỗi mà không ảnh hưởng tới lịch sinh hoạt của mẹ và bé. Tuyệt đối không thăm vào giờ ngủ trưa và tối muộn vì sẽ ảnh hưởng tới giấc ngủ mẹ, bé sơ sinh.

10. Không đi cùng trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ thường hiếu động, nghịch ngợm, nếu đưa trẻ đi cùng sẽ vô cùng mệt mỏi vì phải trông chừng trẻ. Hãy đi thăm cùng bạn bè hoặc một mình để thời gian thăm bé sơ sinh được diễn ra thuận lợi.

11. Không hôn, ẵm bé nếu không được gia đình đồng ý

lam gi khi be bi quo 3

Nếu mẹ bé chưa đồng ý cho ẵm thì không nên tự bế bé lên

Nhìn thấy trẻ sơ sinh, ai cũng muốn ẵm, hôn, nựng. Tuy nhiên, nếu mẹ bé chưa đồng ý cho ẵm thì không nên tự bế bé lên, vì điều này sẽ làm các mẹ không vui. Đơn giản các mẹ sợ làm bé sơ sinh bị té hoặc bị thương.

12. Đừng nhìn chằm chằm vào mẹ khi bé đang “ti sữa”

Đối với những chị em lần đầu làm mẹ hẳn sẽ còn e ngại khi cho bé ti lúc đông người. Vì vậy, khi bé đến giờ ti, bạn hãy tỏ ra tự nhiên và đừng nhìn chằm chằm vào bé. Điều này sẽ khiến các mẹ cảm thấy thoải mái hơn.

13. Tế nhị trong việc quà cáp

Thói quen của người Việt là đến thăm mẹ vừa sinh xong thường mang quà tặng trẻ cho trẻ sơ sinh sẽ làm các mẹ và người nhà ngại. Vì vậy, hãy khéo léo khi tặng quà mà không gây khó xử cho người nhận quà. Theo đó, tùy theo mức độ quen biết mà bạn có thể tặng cho bé sữa, xe đẩy, thậm chí phong bao lì xì cho trẻ…

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị quở?

Trên thực tế, hầu hết bé đều tránh gặp những người lạ hoặc người được cho rằng có vía dữ. Nếu chẳng may cùng thời điểm ai đó đến chơi nhà mà đêm đó bé khóc hoặc thường là bé bị quở biếng ăn, gia đình thường tiến hành đốt vía cho trẻ.

Kinh nghiệm dân gian mách mẹ nên làm khi bé "bị quở" 3

Các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nặng trẻ sơ sinh bị quở là do sức đề kháng của bé còn yếu

Khoa học lý giải

Dưới góc nhìn hiện đại, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng nặng trẻ sơ sinh bị quở là do sức đề kháng của bé còn yếu. Vì vậy, cơ thể bé dễ bị khí xấu xâm nhập, khiến bé cảm thấy bất an, khóc nhiều về đêm.

Không loại trừ trường hợp do nhiều người ôm ấp khiến năng lượng của bé bị xáo trộn liên tục, phá vỡ trạng thái cân bằng năng lượng và dẫn tới quấy khóc nhiều, không chịu nín. Hoặc cũng có thể bé bị bị vi khuẩn, virus tấn công gây mệt mỏi.

Mẹ nên giữ vệ sinh môi trường chung quanh, giữ ấm cơ thể cho bé, không cho bé ăn uống đồ lạnh. Bổ sung dinh dưỡng để trẻ tăng cường sức đề kháng.

Làm gì khi trẻ bị quở theo mẹo dân gian

Những mẹo đốt vía cho bé theo lời truyền miệng của ông bà xưa khá đơn giản và không ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu cảm thấy bất an mẹ có thể thực hiện theo một số cách dưới đây:

Treo tỏi trước cửa sổ

Nếu cảm thấy bé khóc nhiều không có nguyên nhân cụ thể (đã loại trừ được tất cả những vấn đề như bé ốm, sốt, có bệnh, đói, lạnh…), mẹ sử dụng tỏi ta để ở đầu giường (cũi) bé nằm hoặc cửa sổ. Dân gian tin rằng đây là một cách giúp bé ngon giấc. Cách làm này không ảnh hưởng gì đến bé nên mẹ có thể thử áp dụng để tạo cảm giác an tâm.

Để một cây kéo nhỏ ở đầu giường

Để một cây dao hoặc kéo nhỏ được gói cẩn thận ở đầu giường (có thể để bên dưới giường, nơi bảo đảm không ảnh hưởng, không gây nguy hiểm nào cho bé) được xem là một biện pháp dân gian ông bà thường áp dụng. Linh hoạt áp dụng cách này với bé quấy khóc nửa đêm giúp mẹ thấy bình tâm hơn.

Làm gì khi bé bị quở có thể linh hoạt theo quan niệm của từng gia đình. Trên thực tế, có những hoàn cảnh khi áp dụng thì thành công và ngược lại. Mẹ không nên đặt niềm tin tuyệt đối vào phương pháp này. Mỗi khi bé khóc nhiều, nên cho bé đi khám, loại trừ những vấn đề bệnh lý. Trong một số trường hợp, nếu biện pháp dân gian có tính chất an toàn, không ảnh hưởng đến bé (ví dụ việc treo tỏi ở cửa sổ), mẹ có thể áp dụng để tạo sự an tâm cho chính mẹ. Lưu ý rằng khi người mẹ bình tâm và thoải mái về mặt tâm lý thì em bé sơ sinh có thể cảm nhận được, từ đó đỡ khóc, đỡ quấy hơn.

* Thông tin mang tính tham khảo.

Xem thêm

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mới chào đời 24 giờ đầu

Phân của trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Hôn và bẹo má trẻ sơ sinh, nên hay không?

Bài viết liên quan