Mẹ&Con - Có phải mang thai khi tuổi cao và đã sinh con nhiều lần như tôi dễ bị phù phổi cấp không? Nhiều bệnh nhi nhập viện vì viêm phổi Trẻ sơ sinh cũng có thể bị viêm phổi? Nhiều kiến thức bổ ích tại tọa đàm Phòng chống viêm phổi, bảo vệ trẻ em

Một người bạn tôi khi mang thai bị phù phổi cấp, sau đó cứu được mẹ nhưng mất thai nhi. Tôi rất lo vì mình cũng khá giống bạn ở chỗ mang thai lần thứ 3 rồi, và đến đứa này thì đã 37 tuổi. Có phải mang thai khi tuổi cao và đã sinh con nhiều lần như tôi dễ bị phù phổi cấp không? Tôi muốn biết rõ hơn về phù phổi cấp trong sản khoa, cũng như cách phát hiện, ngăn ngừa…

Lê Huỳnh An
(Đồng Nai)

chuyen gia mevacon

37 tuổi, mang thai lần thứ 3 thì cần theo dõi chặt chẽ, khám thai thường xuyên bạn nhé, vì tỷ lệ các nguy cơ tai biến khi mang thai ở tuổi ngoài 35 sẽ tăng lên. Về trường hợp bạn hỏi, xin trả lời bạn như sau: Phù phổi cấp trong sản khoa thường xảy ra ở các bệnh nhân mắc bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận hoặc các bệnh nhiễm khuẩn trong lúc mang thai. Phù phổi cấp nếu phát hiện sớm rất có lợi trong điều trị và có thể ngăn chặn được cơn phù phổi xảy ra, tránh được nguy cơ tử vong cho cả mẹ và thai nhi.

Muốn tránh các nguy cơ có khả năng dẫn đến phù phổi trong sản khoa, bạn cần xác định lại xem mình có các vấn đề sau hay không. Thứ nhất là bệnh tim. Tùy thuộc vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh tim, trong đó điển hình nhất là hẹp van 2 lá, sẽ dễ có biến chứng là phù phổi (70-90%). Thứ hai là số lần sinh nở. Người sinh nhiều (từ 3 lần trở lên có nguy cơ bị phù phổi cao hơn nhiều so với người sinh con so, chỉ có 1-2 con). Thứ ba là sản phụ mang các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ. Ngoài ra, phù phổi cấp còn gặp trong các trường hợp thiếu máu, suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, sốt rét, mắc bệnh thận, ngộ độc thuốc và các độc chất khác… Trong trường hợp thấy mình có một số yếu tố nguy cơ thì cần theo dõi kỹ các biểu hiện bất thường.

Khi bị phù phổi cấp, thai phụ / sản phụ sẽ khó thở đột ngột, cảm giác ngứa cổ, có thể không có đờm bọt. Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện các triệu chứng như nhịp thở nhanh, ho nhiều, môi và đầu chi tím, tinh thần hốt hoảng lo sợ, tức ngực, vã mồ hôi lạnh chân tay. Lúc này, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Như vậy, một lời khuyên chung dành cho bạn là cần khám thai thường xuyên, để ý kỹ mọi bất thường của cơ thể, không chủ quan, đến ngay bác sĩ để khám khi xuất hiện các dấu hiệu như trên, bạn nhé. 

Tags:

Bài viết liên quan