Mẹ&Con - Thú thật, vòng một của tôi cũng hơi “đồ sộ” một chút (tự nhiên, không bơm gì cả). Tôi muốn hỏi bác sĩ chuyện vòng một to có cần đi khám, có dễ ung thư vú như đồn đại không? Với tiểu sử gia đình có người bệnh như vậy, tôi cần thực hiện những xét nghiệm, kiểm tra gì? Mẹ đã mặc áo ngực đúng cách? 4 sai lầm khiến ngực xuống cấp sau khi sinh Những thay đổi ở bầu ngực khi mang thai

Thưa bác sĩ, từ trước đến nay, đã có 4 người phụ nữ thuộc họ hàng gần của tôi (cô, dì ruột) phát hiện bị ung thư vú. Tôi nghe nói nếu trong gia đình có người bị ung thư vú thì những người có quan hệ huyết thống gần gũi nên đề phòng. Hỏi thăm mấy người bạn, tôi lại nghe nói thêm là những người có vòng một lớn thì càng dễ bị ung thư vú. Thú thật, vòng một của tôi cũng hơi “đồ sộ” một chút (tự nhiên, không bơm gì cả). Tôi muốn hỏi bác sĩ chuyện vòng một to có cần đi khám, có dễ ung thư vú như đồn đại không? Với tiểu sử gia đình có người bệnh như vậy, tôi cần thực hiện những xét nghiệm, kiểm tra gì?

Lê Nguyễn Thùy Hoa
(Quận 11)

 chuyen gia mevacon

Đúng là một vài nghiên cứu trên thế giới từng cho kết quả rằng phụ nữ có vòng một kích cỡ lớn có nguy cơ ung thư vú cao hơn những phụ nữ có vòng một khiêm tốn. Nhưng điều này hoàn toàn không có nghĩa phụ nữ có vòng một nhỏ thì… an toàn hơn, hoặc hễ có vòng một lớn thì nên thắc thỏm lo như bạn!

Cách tốt nhất bạn có thể làm là nên duy trì một lối sống lành mạnh: Ăn nhiều rau củ, trái cây; hạn chế ăn thịt và mỡ động vật (trừ mỡ cá); bỏ hẳn rượu bia, thuốc lá; tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày nửa tiếng đồng hồ; duy trì giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày và đi khám tổng quát định kỳ 6 tháng/lần. Đó là những cách hữu hiệu để bảo vệ sức khỏe nói chung.

Riêng về việc phòng tránh và phát hiện sớm ung thư vú, với người có người thân (họ hàng gần) bị ung thư vú như bạn, đúng là nên cẩn trọng và tự kiểm tra thường xuyên cho chính mình. Bạn nên tự khám cho mình mỗi tuần, lúc tắm và nếu trên 35 tuổi thì có thể chụp nhũ ảnh hàng năm để yên tâm hơn.

Hãy chú ý rằng nếu sờ nắn vòng một và khu vực trong nách có u, cục nổi lên dù nhỏ cũng phải khám bác sĩ ngay. Đặc biệt là trong trường hợp hình dáng “núi đôi” thay đổi; ở hai núm vú có chất dịch tiết ra; núm vú đỏ, sưng, bị ngứa nhiều… Nói chung, thấy có bất thường nào đều nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra cụ thể.

Cũng xin được hướng dẫn cho bạn cách tự khám. Rất đơn giản, khi tắm, bạn có thể đưa cánh tay phải lên cao, sau đó gập xuống, đặt bàn tay phải phía sau gáy của mình. Tư thế đứng thẳng. Sau đó dùng tay trái kiểm soát kỹ lưỡng khu vực nách, quanh ngực của bên ngực phải. Xong rồi thì làm tương tự với bên trái. Cách khám này giúp bạn phát hiện ra u, cục hoặc những thay đổi của cặp “núi đôi” dễ dàng. 

BS. Đào Thị Minh Nguyệt
(BV Đại học Y Dược) 

Tags:

Bài viết liên quan