Mẹ và Con - Hạt dinh dưỡng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, chỉ khi được dùng hạt đúng cách, bạn mới có thể hấp thu tốt nhất nguồn dưỡng chất này.

Hạt dinh dưỡng không chỉ là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều người mà còn đem đến những lợi ích không ngờ về mặt sức khỏe, đặc biệt là đối với bà bầu và trẻ trong thời kỳ ăn dặm. Vậy những công dụng thần kỳ đó là gì và ăn bao nhiêu thì mới có lợi?

Hạt dinh dưỡng và những lợi ích không ngờ

Hạn chế khả năng mắc bệnh tim

Những loại hạt như: macca, hạnh nhân, hạt điều… là bạn đồng hành tốt dành cho tim mạch vì có chứa các axit béo chưa bão hòa và sterol từ thực vật, giúp giảm lượng cholesterol. Nếu bạn sử dụng đúng cách các loại hạt này sẽ giúp giảm tình trạng đau tim hoặc đột quỵ

hạt dinh dưỡng tăng cường sức khỏe tim mạch

Tăng cường sức khỏe xương

Những chất kali, canxi, phốt-pho có trong hạt dinh dưỡng là nền tảng xây dựng một khung xương chắc khỏe.

Nguồn bổ sung chất xơ dồi dào

Chất xơ hỗ trợ trị táo bón, viêm ruột, ngăn ngừa ung thư, tiểu đường, béo phì, và hạn chế các bệnh lý tim mạch. Bên cạnh đó, nó còn tạo cảm giác no nên giúp ta giảm lượng calories từ các bữa ăn.

Hỗ trợ giảm cân

Hạt dinh dưỡng có nguồn gốc từ thực vật, không có chất béo bão hòa nên là lựa chọn phù hợp cho đối tượng giảm cân hoặc ăn chay. Một trong số đó là hạt dẻ, loại hạt dồi dào chất chống oxy hoá gamma-tocopherol và không chứa nhiều năng lượng.

Người bệnh đang trong quá trình phục hồi cũng có thể tận dụng món ăn này. Việc sử dụng thường xuyên các loại hạt sẽ giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phòng chống bệnh tật.

hạt dinh dưỡng giúp giảm cân hiệu quả

Hạt dinh dưỡng hiệu quả trong việc chống Oxy hóa

Quả óc chó, hạt dẻ… chứa chất chống oxy hóa sẽ ngăn ngừa các gốc tự do và đẩy lùi được nhiều căn bệnh nguy hiểm như: suy tim, ung thư, đột quỵ… Ngoài ra, nó còn giúp chống viêm và lão hóa da ở người già.

Dùng hạt dinh dưỡng bao nhiêu cho đúng?

Theo hướng dẫn chế độ ăn uống ở Úc, các chuyên gia khuyến nghị nên ăn 30g hạt mỗi ngày. Điều này tương đương với số lượng hạt như dưới đây:

  • Hạnh nhân: 20 – 30 hạt
  • Quả hạch Brazil: 10 hạt
  • Hạt điều: 15 hạt
  • Hạt phỉ: 20 hạt
  • Hạt Macca: 15 hạt
  • Đậu phộng: 40 hạt
  • Hạt thông: Hai muỗng canh
  • Hạt dẻ cười: 30 hạt
  • Quả óc chó: 10 hạt (toàn bộ hoặc 20 nửa quả óc chó)

Mẹ bầu nên sử dụng các loại hạt dinh dưỡng nào và bao nhiêu là đủ?

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hạt dinh dưỡng cho bà bầu. Nhìn chung, các loại hạt này đều chứa đa dạng các chất dinh dưỡng như omega-3, axit folic, folate, sắt, photpho, canxi, kẽm…

Bạn có thể cân nhắc sử dụng một số các loại hạt sau được cho là rất tốt đối với mẹ bầu:

  • Hạt điều: Mẹ bầu có thể dùng khoảng ¼ cốc hạt điều mỗi ngày, sẽ bảo vệ tim mạch và phát triển não bộ cho thai nhi.
  • Hạt hạnh nhân: Mỗi ngày, bạn dùng khoảng 28g, tức cỡ 20-23 hạt có thể hỗ trợ thần kinh và hạn chế dị tật ở bé.
  • Quả hồ đào: quả này có công dụng tương tự hạt hạnh nhân. Mẹ bầu được khuyên nên sử dụng khoảng 30g hạt hồ đào, tức 10 hạt một ngày.
  • Hạt óc chó: 6-8 quả một ngày là cần thiết hoặc bạn có thể kết hợp với các món ăn để tạo cảm giác ngon miệng, giúp giảm huyết áp, chất béo dư thừa và tránh bị viêm nhiễm.
  • Hạt macca: Nên ăn lượng vừa phải 10-15 hạt mỗi ngày và chia đều cho các bữa ăn, có thể cải thiện sức khỏe xương cho thai nhi.
  • Đậu phộng: 30-40g một ngày sẽ là nguồn dinh dưỡng hỗ trợ trí óc và cột sống cho bé con. Ngoài ra, ăn đậu phộng còn giúp mẹ bầu giảm tình trạng táo bón khi mang thai, có lợi cho hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên sử dụng nếu bản thân bị dị ứng với loại quả này nhé!

  • Hạt dẻ: bạn có thể sử dụng 100g hạt/ngày và nên rải rác các thời điểm khác nhau để có lợi cho lưu lượng máu và hoạt động của thận.
  • Họ nhà đậu (xanh, đỏ, đen…): không thể bỏ qua họ nhà đậu vì những lợi ích tuyệt vời mà chúng đem lại cho xương khớp của con người. Ngoài ra, ăn đậu còn có thể giảm tình trạng sinh non.

Mẹ bầu cần lưu ý không vượt quá 100g đậu một ngày. Trong thực đơn dành cho bà bầu nên sử dụng các loại đậu khác nhau để được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng bổ ích.

  • Hạt sen: có khả năng hỗ trợ giấc ngủ, giảm huyết áp và bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, người đang mang thai không nên ăn quá nhiều, khoảng 20-30g một ngày là phù hợp để tránh gây đầy hơi, khó tiêu.

Mẹ bầu nếu có tiền sử hoặc đang điều trị tiểu đường thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi lựa chọn loại hạt này nhé.

Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng thêm hạt bí, hạt dưa, hạt chia, hạt hướng dương… với lượng vừa phải cũng rất tốt cho sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Một số lưu ý cho bà bầu khi chọn dùng hạt dinh dưỡng:

  • Lựa chọn các sản phẩm uy tín, nguồn gốc rõ ràng và không bị hư hỏng, nấm mốc.
  • Nên đa dạng hóa khẩu phần ăn bằng nhiều loại hạt khác nhau.
  • Hạt chỉ nên là thực phẩm bổ sung và không dùng để thay thế các bữa ăn chính trong ngày.

Trường hợp dùng hạt dinh dưỡng đối với bé ăn dặm

Thời điểm thích hợp cho bé ăn hạt dinh dưỡng

Từ 6 tháng tuổi trở lên, bạn đã có thể tập cho bé làm quen với các loại hạt dưới dạng bột nhão hoặc kết hợp với sữa. Thông thường, quá trình này có thể chia làm các giai đoạn sau:

  • Trẻ từ 6 đến 7 tháng tuổi: Đây là khoảng thời gian trẻ mới tập ăn dặm, nên các dạng thức ăn mềm, xay nhuyễn như cháo, bột ngũ cốc sẽ rất thích hợp.
  • Trẻ từ 8 đến 12 tháng tuổi: Lúc này, bạn có thể cho trẻ sử dụng các loại hạt óc chó, hạnh nhân, macca… để tăng cường hệ miễn dịch, sức khỏe tim mạch và kích thích vị giác. Lưu ý các mẹ hãy làm nhuyễn hạt để tránh tình trạng trẻ bị hóc, mắc nghẹn.
  • Giai đoạn từ 1 đến 2 tuổi: Giai đoạn này bé đã lớn hơn một chút, mẹ có thể bổ sung vào thực đơn các loại hạt diêm mạch, gạo lứt, bánh ngũ cốc, hạnh nhân, hạt điều, hạt óc chó… Tuy nhiên vẫn cần xay nhuyễn hoặc cho bé ăn kết hợp với sữa hoặc cháo để dễ tiêu hơn.

bổ sung hạt dinh dưỡng vào thực đơn ăn dặm

Một số các loại hạt dinh dưỡng cho bé ăn dặm

  • Hạt Diêm Mạch – Quinoa: Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá như Omega-3, Omega-6, sắt, kẽm, magie, canxi… vô cùng tốt cho sự phát triển của con về sau.
  • Đậu Hà Lan: Nguồn cung cấp chất xơ, chất đạm và một số vitamin có lợi cho đường ruột.
  • Yến mạch: Có khả năng giảm triệu chứng bệnh đái tháo đường bẩm sinh ở trẻ.
  • Óc chó: Hỗ trợ trí não, bảo vệ thị giác, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích ngon miệng…
  • Hạt điều: Rất có lợi cho sức khỏe tim mạch của bé.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều các loại hạt dinh dưỡng cho bé mà mẹ có thể tham khảo và chế biến vào thực đơn ăn dặm của con như hạt đậu phộng, hạnh nhân, gạo lứt, đậu gà, đậu lăng, hạt chia…

Liều lượng sử dụng phù hợp dành cho bé

  • Với bé nhỏ từ 1 đến 3 tuổi: liều lượng phù hợp là khoảng 14-21 gram (tương đương 1 cho tới 1,5 muỗng canh) mỗi ngày.
  • Đối với trẻ từ 4 đến 8 tuổi: khoảng khuyến nghị là 21-28 gram (tương đương 1,5 đến 2 muỗng canh) mỗi ngày.

Một số lưu ý cho mẹ:

  • Để con ăn một lượng vừa phải và kết hợp với các món ăn mềm khác như cháo hoặc sữa để bữa ăn thêm phong phú.
  • Cần hạn chế cho bé ăn nhiều hạt vào buổi tối vì có thể gây chướng bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
  • Mẹ cũng cần cẩn trọng với một số loại hạt dễ gây kích ứng như đậu phộng, hạt điều. Nếu trẻ có biểu hiện dị ứng thức ăn nên lập tức loại bỏ chúng ra khỏi khẩu phần ăn và hãy thăm khám bác sĩ nếu tình hình không thuyên giảm.

Mẹ bầu và trẻ ăn dặm là hai đối tượng cần được chăm sóc sức khỏe nên các loại hạt dinh dưỡng luôn là sự lựa chọn hoàn hảo. Hy vọng qua bài viết trên, chúng tôi có thể gửi đến bạn những bí quyết để chăm sóc gia đình và bản thân một cách trọn vẹn nhất.

Bài viết liên quan