Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến việc đặt vòng tránh thai nhưng vẫn mang thai, nhưng một trong số đó thì nguyên nhân hàng đầu là do vòng tránh thai đã “bị lệch” nhưng mẹ vẫn không hay biết.
Vậy kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào? Cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà ra sao để tăng hiệu quả ngừa thai? Hãy cùng Tạp chí Mẹ và Con tìm hiểu Cách kiểm tra lệch vòng tránh thai như thế nào qua bài viết sau đây nhé!
Nguyên nhân gây lệch vòng tránh thai
Trước khi tìm cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà hoặc đến bệnh viên siêu âm kiểm tra vòng tránh thai, hãy nhìn sơ lược qua các nguyên nhân chính gây lệch vòng tránh thai để có thể có những biện pháp phòng tránh cho bản thân.
Mặc dù vòng tránh thai đã được bác sĩ cẩn thận đưa vào tử cung nhưng vẫn có nguy cơ bị lệch hoặc tuột, một số những nguyên nhân phổ biến như:
- Đối với tử cung, vòng tránh thai được xem là một loại dị vật vì có thể loại bỏ chức năng vốn có của tử cung, khiến nó bị co thắt và làm vòng dễ bị lệch ra khỏi tử cung. Sau khi đặt vòng, do chưa thể thích ứng kịp nên có thể trong vài tháng đầu có thể diễn ra hiện tượng lệch vòng. Bạn cần trang bị cách kiểm tra lệch vòng tránh thai nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường.
- Thời gian đặt vòng quá lâu cũng là một trong những nguyên nhân khiến vòng tránh thai bị lệch hoặc tuột khỏi vị trí ban đầu.
- Do bác sĩ hoặc kỹ thuật viên khi thực hiện không nắm rõ vị trí đặt vòng, đặt vòng tránh thai không chính xác với cơ thể của từng “kiểu” phụ nữ khác nhau. Những người đã từng sinh non, tử cung thường sẽ rất to, hoặc những mẹ đang cho con bú chưa có kinh nguyệt trở lại sẽ có tử cung nhỏ hơn. Tử cung quá to hoặc quá nhỏ sẽ là một “thử thách” đối với người đặt vòng, đòi hỏi bác sĩ/kỹ thuật viên phải có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm.
- Do sa tử cung hoặc cổ tử cung bị tổn thương. Điều này cũng sẽ làm cho vòng dễ bị lệch.
- Kích ứng tử cung và kích cỡ của vòng tránh thai không phù hợp.
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân khiến vòng tránh thai bị lệch là do chất lượng cũng như hình dáng của vòng không phù hợp. Chẳng hạn như vòng rỗng sẽ có chất lượng kém hơn, vòng hỗn hợp lại chứa nhiều nhựa kim loại dễ làm tuột, lệch vòng, những loại vòng kim loại mềm cũng sẽ dễ bị lệch.
Tỉ lệ lệch vòng cao nhất sẽ nằm trong 3 tháng đầu kể từ khi đặt vòng. Chị em cũng đặc biệt chú ý trong kỳ kinh nguyện, cổ tử cung của phụ nữ sẽ luôn mở để kinh nguyệt chảy ra ngoài, điều này cũng có thể làm cho vòng dễ bị lệch hoặc tuột theo. Sau này khi vòng đã thích ứng được trong tử cung, tỉ lệ vòng bị lệch cũng sẽ được giảm dần.
Nhưng dù sao bạn cũng nên biết cách kiểm tra đặt vòng tránh thai ngay sau khi đặt vòng.
Xem thêm: Tổng hợp các biện pháp tránh thai an toàn nhất hiện nay
Dấu hiệu nào nhận biết vòng tránh thai đã bị lệch?
Trong một số trường hợp, khi vòng tránh thai bị dịch chuyển ra khỏi vị trí đặt ban đầu, nó sẽ rơi ra hoàn toàn hoặc chỉ thay đổi vị trí, nhưng hiệu quả tránh thai cũng sẽ bị giảm đáng kể. Việc vòng tránh thai bị tlệch, nhiều người sẽ nhận được những triệu chứng khác thường thay cho lời “cảnh báo”, nhưng một số người lại không có dấu hiệu gì, khiến chúng ta không thể phát hiện ra được.
Khi vòng tránh thai lệch sẽ có một số triệu chứng điển hình như:
- Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, có thể bị rong kinh, chậm kinh, thống kinh hoặc mất kinh.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
- Nhiễm trùng âm đạo tái phát liên tục. Hoặc nếu cơ thể không khỏe, thường xuyên ốm sốt có thể bạn cần tìm cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế để xác định vị trí của vòng tránh thai.
- Bụng đau kéo dài cũng là dấu hiệu cho thấy vòng tránh thai đã di chuyển đến vị trí khác hoặc đã làm tổn thương các cơ quan sinh dục. Nếu đau nghiêm trọng, không thuyên giảm trong vòng 3 – 6 tháng sau khi đặt vòng có khả năng cao vòng tránh thai đã bị lệch.
- Một số chị em sẽ cảm thấy không thoải mái khi quan hệ tình dục sau khi đặt vòng tránh thai. Nhưng cảm giác “không thoải mái” này sẽ khác với dấu hiệu lệch vòng tránh thai là bị đau đớn, không đạt được khoái cảm, hoặc thậm chí là đau khi đi bộ, chạy bộ, vận động mạnh.
- Chảy dịch âm đạo bất thường.
- Khí hư ra nhiều, có màu sắc lạ và mùi hôi tanh.
- Trong lúc quan hệ tình dục, chồng của bạn cảm nhận được phần nhựa cứng của vòng tránh thai.
Trong khoảng 3 tháng đầu tiên kể từ khi đặt vòng tránh thai, nếu bạn cảm nhận được bất kỳ dấu hiệu nào khác thường trên cơ thể đều cần phải tìm cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà hoặc đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
Bạn đã biết: Tác dụng phụ của vòng tránh thai
Siêu âm có kiểm tra được vòng tránh thai?
Sau khi đặt vòng tránh thai, các bác sĩ sẽ dặn dò sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà để thuận tiện hơn nếu có những dấu hiệu nghi ngờ. Tuy nhiên, nếu như bạn không “dám” tự kiểm tra, vậy đi siêu âm có kiểm tra được vòng tránh thai không?
Được biết, siêu âm kiểm tra vòng tránh thai là một trong những cách kiểm tra lệch vòng tránh thai hiệu quả và chính xác nhất. Vì thế, nếu phát hiện tình trạng bất thường, bạn cần đến ngay cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để kiểm tra ngay.
Siêu âm kiểm tra vòng tránh thai sẽ giúp nhận biết liệu vòng tránh thai còn ở vị trí chính xác lúc đặt ban đầu hay không, hay đã bị mất vòng, lệch vị trí, đứt dây… Ngoài ra, kiểm tra vòng tránh thai bằng cách này cũng giúp bác sĩ có thể dễ dàng nắm được tình trạng của vòng tránh thai, chắc chắn rằng vòng vẫn chất lượng sau một thời gian sinh hoạt và sử dụng.
Cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà
Vòng tránh thai có thể di chuyển trong cơ thể là một rủi ro mà bất kỳ phụ nữ nào đặt vòng đều có thể gặp phải. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp sẽ có nguy cơ cao bị lệch vòng tránh thai, cần trang bị sẵn cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà để luôn áp dụng đúng.
Ngoài ra, sau mỗi chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi các chị em có những vận động mạnh hoặc khi có những va chạm tác động lên phần bụng dưới, bị đau bụng dưới, chảy máu bất thường… khi biết cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà, bạn sẽ giảm thiểu được nhiều biến chứng không đáng có.
Vậy ngoài trừ phương pháp siêu âm kiểm tra vòng tránh thai tại bệnh viện, kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào? Theo những hướng dẫn của các đơn vị y tế chuyên khoa uy tín, bạn có thể thực hiện cách tự kiểm tra vòng tránh thai như sau:
- Đầu tiên, trước khi thực hiện cách tự kiểm tra vòng tránh thai tại nhà, chị em nên rửa tay và khử khuẩn sạch sẽ, cẩn thận tránh để mang các vi khuẩn, mầm bệnh vào âm đạo.
- Phần đuôi của vòng tránh thai sẽ có một đoạn dây dài khoảng 5cm. Và phần dây này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc kiểm tra sau khi đặt vòng. Trên thực tế, sau khi đặt vòng tại các cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn và đề chị các chị em thực hiện kiểm tra thử vòng để cảm nhận đúng vị trí cũng như độ dài của đoạn dây. Điều này có thể giúp bạn dễ phát hiện sự cố, biết cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà dễ dàng.
- Để biết vòng tránh thai có đang bất thường hay không sẽ phụ thuộc vào việc phát hiện dây dài hay có ngắn hơn bình thường hay không.
- Khi kiểm tra và sờ tìm, nếu không thấy dây của vòng nằm ở đâu, tỷ lệ cao là vòng tránh thai của bạn đã bị lệch khỏi vị trí ban đầu và ở đâu đó trong cơ thể. Hoặc nếu đang kiểm tra và thấy dây vòng đã bị đứt, các bạn cần phải đến ngay bệnh viện hoặc các đơn vị y tế để được kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm: Có nên đặt vòng tránh thai không?
Kết luận
Sau khi đặt vòng tránh thai về, bên cạnh việc tranh bị cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà, bạn cũng cần phải áp dụng thêm biện pháp ngừa thai khác như mang bao cao su khi quan hệ tình dục trong thời gian đợi vòng tránh thai thích ứng với cơ thể.
Đặc biệt, nếu như bạn cảm nhận mình có những dấu hiệu mang thai, bạn cần đi siêu âm trước khi muốn dùng kết hợp các loại thuốc uống ngừa thai khác.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn cũng đã biết kiểm tra vòng tránh thai bằng cách nào cũng như hướng dẫn cách kiểm tra vòng tránh thai tại nhà. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!