Mẹ&Con - Khéo léo để không nóng nảy, xảy ra xung đột với chồng hoặc coi thường chồng theo quan điểm “đàn ông gì mà kỹ tính như đàn bà”. Nhẹ nhàng góp ý hoặc phản đối để không ảnh hưởng đến lòng tự trọng của đàn ông, bởi đàn ông kỹ tính thường có chút gia trưởng hoặc độc đoán hơn những người khác. Đẩy lùi sự tẻ nhạt trong hôn nhân Làm gì khi vợ chồng khắc khẩu? Khổ vì chồng có tính đàn bà

“Vợ chồng em lấy nhau mới được gần 1 năm nhưng do chồng quá kỹ tính nên em thấy cuộc sống hôn nhân thật mệt mỏi. Em ủi đồ sai một li nhỏ, anh chẳng nói chẳng rằng giằng lấy bàn ủi, hì hục ủi lại trước mặt vợ với thái độ khó chịu. Khách tới chơi lúc về chưa kịp bước chân ra khỏi cổng anh đã chạy đi xách nước, lau nhà… Vẫn biết sạch sẽ là tốt nhưng liệu có nhất thiết anh phải làm thế không? Chỉ vì cái tính quá kỹ lưỡng này của anh mà tôi biết bao lần ngượng chín mặt với mọi người xung quanh. Tôi phải làm sao với người chồng quá kỹ tính này?”

Ngọc Bích (Q. Bình Thạnh)

Chồng quá kỹ tính, phải làm sao? 3

Chồng quá kỹ tính, tôi phải làm sao? – Ảnh minh họa

Chuyên gia tư vấn:

Chào bạn,

Chồng kỹ tính có nhiều kiểu. Kiểu thứ nhất sẽ phàn nàn mọi thứ, sau đó sai vặt, bắt buộc vợ phải hoàn thiện nó. Kiểu thứ hai là phàn nàn và tự tay làm mọi thứ cho đúng ý mình. Tính ra, kiểu thứ hai vẫn dễ chịu hơn một chút so với kiểu thứ nhất nên mong rằng chồng bạn sẽ thuộc về tuýp thứ hai.
Một khi sự kỹ tính ấy thuộc về bản chất, tính cách mà nhất là nam giới nữa thì sự thay đổi sẽ chỉ có thể diễn ra rất từ từ, chậm chạp và lâu dài. Do đó, nếu không thể thay đổi tính cách chồng, cũng không thể… thay chồng khác thì có lẽ ta nên thay đổi mình trước thông qua cách hành xử. Ứng xử khi chung sống với chồng kỹ tính đòi hỏi bản lĩnh, sự khéo léo, sự chấp nhận.

Bản lĩnh để nhận ra sự kỹ tính nào phù hợp với gia đình, với con cái, với mối quan hệ vợ chồng. Sự kỹ tính nào vô hại (mà chỉ là sở thích của chồng) để đồng tình cùng chồng hoặc nhắm mắt bỏ qua theo kiểu “không nghe không thấy”, coi như mình lấy chồng thì lấy luôn cái tính ấy. Tuy nhiên, bạn sẽ cần bản lĩnh để nhận ra sự khó tính nào là vô lý, là quá đáng, khiến cuộc sống gia đình trở nên ngột ngạt. Từ đó, tiếp tục có bản lĩnh để góp ý cùng chồng theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Không nên cam chịu, nhẫn nhịn một cách phi lý để chồng thấy vợ không lên tiếng nghĩa là được đồng tình và càng ngày càng kỹ tính hơn.

Khéo léo để không nóng nảy, xảy ra xung đột với chồng hoặc coi thường chồng theo quan điểm “đàn ông gì mà kỹ tính như đàn bà”. Khéo léo trong các góp ý hoặc phản đối để không ảnh hưởng đến lòng tự trọng của đàn ông, bởi đàn ông kỹ tính thường có chút gia trưởng hoặc độc đoán hơn những người khác. Muốn thay đổi họ, chúng ta phải sử dụng biện pháp tâm lý ngược: Thừa nhận ưu điểm trong việc kỹ tính của họ, từ đó từ từ góp ý để bớt những kỹ tính vô lý.

Chấp nhận không có nghĩa là “cam chịu”, chấp nhận có nghĩa là coi đó như một nét tính cách của chồng mình để không khó chịu với chồng, không than trách số phận, để có thể quan sát, tìm ra “điểm dễ chịu” của chồng mỗi khi kỹ tính, để đồng cảm và thay đổi chồng một cách từ từ… Bên cạnh đó, người vợ cũng không nên tự tạo áp lực mình phải hoàn hảo theo đúng yêu cầu của chồng bởi nhân vô thập toàn, chúng ta chỉ có thể đáp ứng trong phạm vi sức khỏe, thời gian và tình yêu cho phép.

Theo sự tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung (Trung tâm Đào tạo kỹ năng sống Ý tưởng Việt)

 

Tags:

Bài viết liên quan