Mẹ&Con - Nếu anh ấy hiền như vậy nhưng vẫn có những thành công trong công việc, có vị trí trong cơ quan thì điều gì trong con người anh ấy đã khiến anh ấy đạt được thành tựu ấy mà không cần phải “hổ báo” về tính cách? Từ đó sẽ củng cố sự chắc chắn, uy tín, tiếng nói trong công việc bằng chính điều này... Nhất quyết kết hôn của cặp đôi 'ông - cháu' lệch nhau đến 40 tuổi Những kiểu kết hôn rất dễ bị vỡ mộng Làm gì khi vợ chồng khắc khẩu?

“Chồng tôi năm nay 30 tuổi, anh khá đẹp trai, hiền lành. Công việc ổn định. Nhìn vào ai cũng nghĩ tôi tốt số khi “chuột sa chĩnh gạo” nhưng “ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Vì tính anh hiền lành quá đâm ra nhiều khi “nhu nhược”, là sếp nhưng anh luôn bị nhân viên lấn át, thậm chí không nghe lời. Trong gia đình tuy là anh cả nhưng lời nói của anh dường như không có trọng lượng, công to việc lớn gì cũng do em út quyết định. Tôi rất yêu chồng nhưng anh “hiền lành” quá thế này tôi không chịu đựng được, tôi phải làm sao?”

Ngọc Bích (Q. Bình Thạnh)

Chuyên gia tư vấn:

Câu hỏi “tôi phải làm sao” của bạn khiến chúng tôi cũng muốn được đặt ngược lại cho bạn một câu hỏi: Bây giờ bạn muốn gì? Bạn muốn thay đổi tính cách của chồng mình hay muốn thay đổi góc nhìn của bạn về chồng? Là bởi vì thay đổi tính cách của một ai đó là điều chưa bao giờ được coi là khả thi, cũng là vì chính chúng ta cũng không muốn thay đổi tính cách của chúng ta bằng cách chấp nhận người khác mà. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn đồng cảm với trăn trở của bạn về tính cách hiền lành của chồng, bởi hiền quá hoặc hiền bất chấp mọi hoàn cảnh cũng không hẳn là điều hay. Vấn đề là không thể một sớm một chiều tính cách đó có thể đảo chiều, chưa kể, nếu nó thuộc về tố chất nhân cách thì sự thay đổi sẽ rất khó xảy ra, bởi nó là thứ được hình thành cùng bản thể con người anh ấy rồi. Do đó, cách giải quyết trước tiên sẽ dành cho chính bạn, nếu bạn chấp nhận thì mong mỏi của bạn có thể có căn cứ.

Chồng hiền lành quá hóa nhu nhược, phải làm sao? 3

Chồng hiền lành quá hóa nhu nhược, tôi phải làm sao? – Ảnh minh họa

Đầu tiên, bạn yêu (thậm chí rất yêu) nên mới cưới người đàn ông đó thì có nghĩa là đồng thời bạn cưới và sẽ sống chung với nét tính cách đó, vì thế, trước tiên bạn hãy chấp nhận và tôn trọng toàn bộ con người anh ấy đi nhé. Đây là cơ sở rất quan trọng vì một khi làm được điều này thì quá trình “cải tạo” mới diễn ra một cách khách quan được vì lúc ấy, sự “cải tạo” sẽ diễn ra trên tinh thần “tốt cho anh ấy” chứ không phải “tạo ra người đàn ông như bạn mong muốn”. Hai điều này khác nhau và tính khả thi cũng khác nhau luôn nhé!

Tiếp theo, người vợ thông minh khôn khéo là người sẽ nhận ra điểm mạnh, điểm chưa mạnh của chồng mình, từ đó sẽ trở thành người cố vấn hoặc thậm chí đứng sau lưng âm thầm củng cố “hình ảnh” hoặc “quyền lực” cho chồng mình bằng cách giúp anh ấy khắc phục được nhược điểm của mình cũng như phát huy thế mạnh một cách rõ ràng. Bạn hãy thử suy xét lại xem, nếu anh ấy hiền như vậy nhưng vẫn có những thành công trong công việc, có vị trí trong cơ quan thì điều gì trong con người anh ấy đã khiến anh ấy đạt được thành tựu ấy mà không cần phải “hổ báo” về tính cách? Từ đó sẽ củng cố sự chắc chắn, uy tín, tiếng nói trong công việc bằng chính điều này. Rồi bạn sẽ bằng sự sắc sảo (như cách bạn đang nhìn nhận về chồng mình bây giờ) định đoán, cân nhắc xem, trong những công việc cụ thể liên quan đến sự nghiệp, đời sống gia đình, xã hội, nếu anh ấy quá hiền thì sẽ dẫn đến những hậu quả/kết quả gì? Từ đó, bàn bạc trò chuyện với chồng như một phần công việc mà hai vợ chồng cùng chia sẻ với nhau, cùng tìm ra hướng cư xử, giải quyết ổn thỏa nhất theo hướng vừa được việc mà chồng bạn không bị “lăn tăn” vì nó đi ngược hoặc khác đi so với tính cách của anh ấy. Thậm chí, có những trường hợp khi chồng có tính cách hiền hòa thì đôi lúc người vợ sẽ thay mặt chồng ứng biến, xử lý các công việc liên quan, nhưng vẫn đảm bảo yếu tố “hợp tình hợp lý” và không làm “mất mặt” chồng.

Chúc bạn sẽ quản lý được gia đình và hôn nhân của mình như ý muốn!

Theo sự tư vấn của thạc sĩ Tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung 

Tags:

Bài viết liên quan