Răng không chỉ giúp trẻ làm quen với thức ăn thô mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này của trẻ. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có một giai đoạn mọc răng giống nhau, nhiều trẻ sẽ mọc răng sớm hơn và trễ hơn.
Trong bài viết này Mẹ và Con sẽ cùng bạn tìm hiểu về tình trạng bé mọc răng sớm và trả lời câu hỏi “liệu tình trạng này có ảnh hưởng đến sức khỏe của bé” nhé!
Dấu hiệu nhận biết trẻ mọc răng sớm
Thông thường giai đoạn mọc răng của trẻ sẽ rơi vào khoảng tháng thứ 6-8. Đây được xem là giai đoạn trẻ bắt đầu mọc răng, bắt đầu mọc 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới. Sau đó cho đến khoảng 30 tháng tuổi, 20 cái răng cơ bản sẽ dần hoàn thiện. Trẻ sẽ bước vào giai đoạn thay răng vĩnh viễn, trẻ mọc răng sớm là khi răng mọc sớm hơn (trước tháng thứ 6). Thông thường sẽ rơi vào khoảng tháng thứ 3 – 5.
Trẻ mọc răng sớm hay đúng thời điểm cũng dẫn đến cơ thể xuất hiện nhiều thay đổi. Việc dồn quá nhiều năng lượng cho việc mọc răng sẽ khiến trẻ chịu một vài rối loạn dễ nhận thấy như:
- Chảy nước dãi nhiều
- Trẻ bắt đầu nghiến nướu, ngậm ngón tay hay cho những vật cứng vào miệng để giảm cảm giác ngứa khó chịu
- Trẻ mệt mỏi, quấy khóc, kích động, dễ khó chịu
- Gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, thường ở thể nhẹ dẫn đến tiêu phân lỏng
- Trẻ thường bị sốt nhẹ
- Ăn uống kém, trẻ có thể sụt cân hay chậm tăng cân so với giai đoạn trước
- Khi bố mẹ kiểm tra nướu sẽ thấy bị sưng tấy đỏ và loét nhẹ
Dấu hiệu mọc răng thường xuất hiện trước khoảng 3 – 5 ngày khi mọc răng và tự hết. Nếu trẻ từ 3 – 5 tháng tuổi xuất hiện những dấu hiệu trên, bố mẹ hãy theo dõi thêm một vài ngày. Sau đó quan sát nếu trẻ có răng nhú lên thì có thể bé mọc răng sớm.
Mọc răng sớm có ảnh hưởng đến sức khỏe không ?
Theo chuyên gia, trẻ mọc răng sớm hay muốn là việc hoàn toàn bình thường vì có thể là nguyên nhân đến từ bẩm sinh của trẻ. Thậm chí có nhiều trẻ sẽ có sẵn 1 – 2 chiếc răng nhũng cũng có nhiều trường hợp trẻ hơn 1 tuổi mới mọc răng đầu tiên. Chuyên gia cho biết, phụ huynh không nên quá lo lắng về việc trẻ mọc răng sớm mà nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn mọc răng để tránh tình trạng răng bị dị dạng và thiếu độ chắc khỏe.
Những yếu tố khiến bé mọc răng sớm
Yếu tố di truyền
Đa phần trẻ bị mọc răng sớm là do di truyền từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình. Điều này nghĩa là nếu trong gia đình có bố mẹ, anh chị, ông bà bị mọc răng sớm thì khả năng trẻ gặp tình trạng này là rất lớn. Và đây cũng xem là tình trạng bình thường không đáng lo ngại.
Yếu tố dinh dưỡng
Đây là yếu tố thường gặp và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ mọc răng. Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ hoàn toàn ít nhất là 6 tháng đầu tiên sau sinh. Vì thế người mẹ nên lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ, đảm bảo nguồn dinh dưỡng sẽ giúp hoàn thiện quá trình phát triển của trẻ.
Nếu trẻ bú kém, dinh dưỡng không cân bằng thì khả năng trẻ mọc răng chậm cũng cao hơn bình thường.
Thiếu vitamin D và canxi
Trẻ mọc răng sớm cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thiếu canxi và vitamin D trong quá trình phát triển. Nếu trẻ thiếu vitamin D và canxi trong thời gian dài do chế độ ăn, trẻ sinh non, trẻ không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời… dẫn đến việc răng mọc sớm hay trễ hơn so với những đứa trẻ khác là điều bình thường và bố mẹ không cần lo lắng mà hãy tập trung đến quá trình chăm sóc và bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.
Cách chăm sóc trẻ mọc răng sớm
Ngoài việc xác định được trẻ mọc răng sớm thì bố mẹ cần biết phân biệt những dấu hiệu mọc răng để có cách chăm sóc hợp lý nhất có thể.
Giúp trẻ giảm cảm giác ngứa, khó chịu khi mọc răng
Trong quá trình mọc răng, chắc hẳn trẻ sẽ gặp tình trạng khó chịu, ngứa do răng bắt đầu đẩy lợi để mọc lên. Lúc này trẻ sẽ thường xuyên cắn hay ngậm các vật mềm như: vòng ngậm, ti giả… để giảm cảm giác khó chịu. Vì vậy, bố mẹ hãy chăm vệ sinh những vật dụng này để an toàn cho bé nhé!
Giảm sốt cho trẻ
Thông thường khi trẻ mọc răng sẽ dẫn đến tình trạng sốt nhẹ. Lúc này bố mẹ chỉ cần lau nước ấm và cho trẻ bú nhiều để hạ thân nhiệt. Bên cạnh đó, bố mẹ nên phân biệt với sốt do bệnh lý hoặc viêm nhiễm để đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.
Nhiều bé mọc răng sớm sẽ kèm theo sốt cao trên 38.5 độ C, khiến cơ thể mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc và hấp thu dinh dưỡng kém. Lúc này có thể cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, giảm đau paracetamol với liều lượng phù hợp. Theo chuyên gia, liều lượng dùng paracetamol phù hợp cho trẻ là khoảng 10 – 15mg/ 1kg cân nặng. Bên cạnh đó bạn nên uống từ cách 4 – 6 tiếng một lần.
Vệ sinh răng miệng cho trẻ
Dù bé đã có hay chưa có răng, bố mẹ vẫn cần phải chú ý chăm sóc trẻ thật tốt bằng những cách sau:
- Lau sạch nước dãi chảy từ miệng trẻ, dùng khăn mềm chuyên dụng để chà nhẹ và lau sạch cả nướu của trẻ
- Dùng miếng gạc hoặc vải mềm quấn quanh ngón tay để vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng cho trẻ, dùng lực nhẹ nhàng để tránh tổn thương cho trẻ
- Cho trẻ uống nước lọc sau khi bú và ăn
Đối với trẻ mọc răng trong quá trình ăn dặm, bố mẹ nên cho trẻ bắt đầu với thức ăn lỏng mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa trong khoảng thời gian này. Đặc biệt bạn nên bổ sung và tăng cường canxi cho trẻ từ sữa. Bên cạnh đó bạn nên cho trẻ tắm nắng sớm để tổng hợp vitamin D tốt hơn.
Trong quá trình trẻ mọc răng nếu uống nước quá nóng hay quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của răng. Bên cạnh đó, thói quen dùng lưỡi đẩy răng để làm giảm cảm giác khó chịu cũng khiến răng mọc lệch, vì vậy bố mẹ nên lưu ý chăm sóc răng thật kỹ cho trẻ để tránh tình trạng răng mọc lệch.
Qua những chia sẻ trên đây, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm nếu bé mọc răng sớm vì sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như quá trình phát triển sau này. Vì vậy, thay vì lo lắng, bố mẹ nên theo dõi quá trình mọc răng và cung cấp đủ chất dinh dưỡng để quá trình mọc răng diễn ra tốt hơn.