Mẹ và Con - Có thể nói, mang thai và sinh em bé luôn là niềm hạnh phúc lớn lao đối với. Tuy nhiên, không niềm vui đó đôi khi lại không trọn vẹn với phụ nữ lớn tuổi. Nhiều lời khuyên cho rằng, phụ nữ trên 35 không nên sinh con. Nguyên nhân là gì? 

Theo các bác sĩ sản phụ khoa, phụ nữ đang mang thai ở độ tuổi 35 có thể được gọi là mang thai lão khoa. Vậy, thế nào là mang thai lão khoa? Và nguyên nhân tại sao phụ nữ trên 35 không nên sinh con? Mang thai ở độ tuổi này sẽ mang đến những rủi ro gì? 

Hôm nay, hãy cùng Mẹ và Con tìm hiểu những lý do khiến phụ nữ trên 35 không nên sinh con, để chủ động bảo vệ sức khỏe cho chính mình và em bé trong tương lai nhé! 

Vì sao phụ nữ trên 35 không nên sinh con ? 

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, thuật ngữ mang thai lão khoa là đã được giới y khoa đề cập đến từ rất lâu. Thuật ngữ này dùng để chỉ những người phụ nữ mang thai sau tuổi 35, hoặc mang thai khi đã lớn tuổi. 

Theo thống kê từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, xã hội hiện đại ngày càng ghi nhận nhiều trường hợp sinh con ở độ tuổi từ 35 đến 39.

Nếu như trước đây, các bác sĩ sản phụ khoa thường mô tả việc mang thai đối với những ở phụ nữ ở độ tuổi từ 35 trở lên là mang thai lão khoa. Thì ngày nay, vì rất nhiều lý do, các chuyên gia đã quyết định không sử dụng thuật ngữ mang thai lão khoa này nữa. Mà thay vào đó, các bác sĩ sẽ gọi những người phụ nữ mang thai con đầu lòng ở độ tuổi sau 35 là làm mẹ khi đã lớn tuổi.

Theo thống kê gần đây cho thấy, tỷ lệ những người phụ nữ sinh con lần đầu tiên ở ở độ tuổi 40 đã tăng lên gấp đôi. Theo đó, định nghĩa về việc mang thai lão khoa lúc này đang có sự thay đổi để trở nên phù hợp hơn với xu hướng lượng phụ nữ bắt đầu lập gia đình ngày càng muộn theo thời gian.

Phụ nữ trên 35 gặp những rủi ro gì khi mang thai?  

Theo thống kê đến từ trường Đại học sản phụ khoa Hoa kỳ, những người phụ nữ mang thai ở độ tuổi sau 35 có thể sẽ phải đối mặt với một số rủi ro trong thai kỳ. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến như: 

  • Phụ nữ trên 35 không nên sinh con vì có thể sảy thai, sinh non 
  • Trẻ sinh ra từ những người phụ nữ trên 35 có nguy cơ bị nhẹ cân khi sinh
  • Thai chết lưu cũng được xem là lý do mà phụ nữ trên 35 không nên sinh con 
  • Ngoài ra, phụ nữ trên 35 sinh con đầu lòng có thể dẫn tới việc trẻ nhỏ bị khiếm khuyết nhiễm sắc thể 
  • Biến chứng thai kỳ có thể xảy ra khi mang thai ở độ tuổi trên 35 
  • Phụ nữ trên 35 khi mang thông thường sẽ có huyết áp cao. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng được gọi là tiền sản giật và sinh non
  • Bên cạnh đó, phụ nữ trên 35 không nên sinh con bởi vì có thể gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sau khi sinh con.

Ngoài ra, lý do khiến phụ nữ trên 35 không nên sinh con còn đến từ việc chất lượng trứng của họ lúc này có thể bị suy giảm, tỷ lệ trứng rụng ít hơn mặc dù kinh nguyệt của những người phụ nữ từ độ tuổi 30 trở đi vẫn còn rất đều đặn. 

vì sao phụ nữ trên 35 không nên sinh con
Vì sao phụ nữ trên 35 không nên sinh con

Không chỉ vậy, trứng của phụ nữ trên 35 cũng không dễ thụ tinh như với những phụ nữ ở độ tuổi đôi mươi. Điều này đồng nghĩa với việc khả năng thụ thai của phụ nữ trên 30 ở mỗi chu kỳ chỉ đạt khoảng 20%, và khi bước sang tuổi 35, tỷ lệ này còn giảm đi nữa.

Ngoài ra, phụ nên trên 35 không nên sinh con bởi vì đứa trẻ họ sinh ra có nguy cơ cao mắc dị tật bẩm sinh cao hơn hẳn so với những đứa trẻ được mẹ sinh ra khi còn trẻ. Bên cạnh đó, tỷ lệ rủi ro bất thường khi mang thai đối với những phụ nữ trên 35 tuổi chỉ đặt ở khoảng 1/500; con số đối với khả năng em bé sau sinh bị mắc hội chứng Down ở mức 1/100. Trong khi, đối với những phụ nữ mang thai sau tuổi 35, tỷ lệ rủi ro bất thường là khoảng 1/180, tỷ lệ mắc bệnh Down vào khoảng 1/350. 

Theo các chuyên gia, những phôi thai của phụ nữ trên 35 tuổi có con lần đầu cũng có thể gặp phải những vấn đề về nhiễm sắc thể, mà nguyên nhân là do chất lượng trứng cũng như nội tiết tố của nhóm phụ nữ lớn tuổi không còn được ổn định như trước. Đây được xem là nguyên nhân dẫn đến khả năng sinh con bị khuyết tật cao đối với phụ nữ trên 35 tuổi. 

Đặc biệt, theo các bác sĩ sản phụ khoa, những người phụ nữ mang thai sau 35 tuổi sẽ có nguy cơ đối mặt với tình trạng sảy thai tương đối cao. Cụ thể, nguy cơ sảy thai cũng như thai nhi bị chết lưu đối với những phụ nữ ở độ tuổi ngoài 35 được thống kê là cao hơn rất nhiều so với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Theo đó, nguy cơ sảy thai sẽ lên tới 20% đối với phụ nữ có thai khi đã trên 35 tuổi. Và tỷ lệ này có xu hướng tăng dần theo độ tuổi của người mẹ. Lúc này, phụ nữ sinh con lần đầu ở độ tuổi 45 có nguy cơ sảy thai cao lên tới 35%. 

Nguyên nhân chính đó là do tình trạng sức khỏe của mẹ và sự hiện diện của các nhiễm sắc thể bất thường ở thai nhi được. Không chỉ vậy, một số trường hợp, ở giai đoạn muộn của thai kỳ mẹ bầu trên 35 tuổi còn có nguy cơ đối mặt với hiện tượng thai chết lưu.

Lý do mà phụ nữ trên 35 không nên mang thai còn đến từ nguy cơ những căn bệnh mãn tính mà bản thân có thể mắc phải khi quyết định mang thai ở độ tuổi này, bởi nó sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của thai nhi ở trong bụng. 

Vậy, việc mang thai ở tuổi 35 có tồn tại mặt tích cực nào ? 

Rất nhiều người vẫn tin rằng, phụ nữ trên 35 không nên sinh con. Thế nhưng, mọi thứ đều có trường hợp ngoại lệ. 

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, phụ nữ có thể sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn về việc mắc các biến chứng có liên quan đến sức khỏe khi mang thai khi đã trên 35 tuổi. Thế nhưng, nếu xét theo một vài khía cạnh khác, mang thai lần đầu tiên khi đã trên 35 tuổi cũng tồn tại một số lợi ích mà bạn nên biết như.

  • Nếu bạn đã 35 và mong muốn mang thai, thì tâm lý bạn đã thực sự trưởng thành và sẵn sàng. Lúc này, suy nghĩ của những người mẹ này sẽ mang tính thực tế hơn; họ sẽ tập trung toàn tâm toàn ý hơn về việc mang thai và sinh con để mang đến cho con điều kiện sức khỏe tốt nhất. 
  • Khi phụ nữ trên 35 quyết định mang thai, họ có thể đã trải qua quá trình cân nhắc vô cùng kỹ lưỡng, lường trước được những sự thay đổi mà bé sẽ mang lại cho cuộc sống của bạn. Việc này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp những người phụ nữ này chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với những thách thức và sự thay đổi phía trước.
  • Phụ nữ trên 35 sinh con cũng được xem là có nhiều điều kiện tốt hơn dành cho các bé sau này. Họ thông thường là những người có thu nhập ổn định hơn, cao hơn và được trang bị nhiều kinh nghiệm, vốn sống và kiến thức hơn. 
  • Cuối cùng, để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, tất cả chị em phụ nữ nên nhận thức được những rủi ro liên quan đến việc sinh con muộn.

Bao nhiêu tuổi sinh con là tốt nhất

Để sinh con an toàn ở độ tuổi 35, các mẹ bầu cần làm gì? 

Mặc dù rất nhiều ý kiến cho rằng phụ nữ trên 35 không nên sinh con, nhưng nếu bạn vẫn mong muốn và khao khát được làm mẹ ở độ tuổi này, hãy lưu ý những điều sau. 

Đầu tiên, bạn rất cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn mang thai sau 35 tuổi. Bởi lẽ, độ tuổi không quyết định sức khỏe của thai kỳ. Cụ thể, một nghiên cứu từ các chuyên gia sản phụ khoa đã đưa ra kết luận rằng, những người phụ nữ lớn tuổi thường có cảm giác lo sợ việc mang thai cũng như sinh nở sẽ gặp nhiều khó khăn chỉ vì vấn đề tuổi tác. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác, chính nỗi sợ hãi này lại trở thành nguyên nhân chính yếu khiến việc mang thai bị ảnh hưởng. Lúc này, các bạn nên nhớ rằng, phụ nữ khi mang thai ở độ tuổi trên 35 có thể hoàn toàn khỏe mạnh và trải qua một thai kỳ tuyệt đối an toàn. 

Chính vì thế, khi có ý định mang thai ở đuổi tuổi sau 35, việc bạn cần làm đó chính là tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa, để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của mình, về những gì bạn có thể làm để mang lại những điều tốt nhất cho thai nhi cũng như nhằm giảm nguy cơ mắc các biến chứng.

Để có được thai kỳ an toàn, chị em trên 35 cần lưu ý: 

  • Xây dựng thói quen tập thể dục thường xuyên, đều đặn. Theo các chuyên gia, việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày, đặc biệt là khi đang mang thai sẽ giúp ích rất nhiều cho quá trình thai sản. Bên cạnh đó, chị em phụ nữ cũng có thể tham gia vào câu lạc bộ thể thao nào đó hoặc tự luyện tập tại nhà, vận động nhẹ nhàng.
  • Mẹ bầu trên 35 tuổi khi sinh con cần áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Thực tế đã chứng minh rằng, việc áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh giúp đảm bảo sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng cho cả mẹ và bé. 
  • Phụ nữ trên 35 nên bổ sung vitamin trước khi sinh với axit folic trước khi thụ thai. Nếu có điều kiện, các mẹ nên sử dụng các loại thực phẩm giàu axit folic, chẳng hạn như hạt hướng dương, đậu hạt, rau bina….đây đều là những chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mẹ bầu và cả em bé. 
  • Phụ nữ trung niên khi mang thai rất cần quan tâm đến việc duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Theo đó, mẹ bầu cần phải thực hiện chế độ giảm cân nếu thừa cân, béo phì. Ngoài ra, phụ nữ thừa cân mang thai có nhiều nguy cơ gặp phải các vấn đề trong khi mang thai nên rất cần phải chú ý. 
  • Chị em trên 35 khi mang thai lần đầu tiên cần tuân thủ việc không hút thuốc. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sản phụ khoa, những phụ nữ hút thuốc sẽ có có khả năng đối mặt với nguy cơ bị vô sinh cao hơn 60% so với thông thường. Không dừng lại ở đó, việc hút thuốc lá cũng như tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá còn là nguyên nhân khiến trứng bị cạn kiệt khi chị em bắt đầu già đi. 

Có nên sinh con thứ 3 ở tuổi 38

  • Bên cạnh đó, phụ nữ trên 35 khi quyết định mang thai cần nghiêm túc tuân theo việc không sử dụng đồ uống có cồn. Theo các chuyên gia y tế, việc sử dụng những loại đồ uống có cồn khi đang trong quá trình mang thai có thể sẽ làm góp phần tăng nguy cơ sảy thai, đặc biệt là đối với phụ nữ trên 35 mới mang thai lần đầu. 
  • Tiếp đến, phụ nữ trên 35 mang thai cần phải chuẩn bị trước về việc bổ sung các loại vitamin cần thiết cho cơ thể, cũng như quá trình mang thai. Điều này có tác dụng giúp ngăn ngừa các khuyết tật bẩm sinh….
  • Phụ nữ mang thai lần đầu tiên khi đã trên 35 tuổi cũng nên tránh xa những lo lắng, căng thẳng. Việc thường xuyên căng thẳng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc rụng trứng, khiến bạn khó thụ thai hơn bình thường. 
  • Mẹ bầu tuổi 35 trở lên nên thực hiện đầy đủ các hạng mục tiêm chủng. Theo đó, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc tiêm chủng ngừa các loại bệnh có thể ảnh hưởng đến thời gian thai kỳ. 
  • Phụ nữ trên 35 tuổi mang thai cần ngủ đủ giấc. Việc đảm bảo ngủ đủ giấc, đặc biệt trong thời kỳ mang thai sẽ giúp mẹ bầu có một tinh thần sảng khoái, tỉnh táo, đồng thời đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé trong bụng. 
  • Mẹ bầu tuổi 35 nên thường xuyên thăm khám bác sĩ. Bởi phụ nữ mang thai cần được kiểm tra sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là đối với những trường hợp mang thai khi tuổi đã lớn thì điều này càng trở nên cần thiết. Bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra chế độ ăn uống hợp lý trong thai kỳ và bất kỳ yếu tố môi trường nào bạn nên tránh.
  • Mẹ bầu tuổi 35 nên kiểm soát bệnh mãn tính. Theo đó, nếu chị em có dự định mang thai ở tuổi trên 35, chị em nên chia sẻ điều này với bác sĩ trong trường hợp bạn đang mắc một vấn đề sức khỏe nào đó, chẳng hạn như huyết áp cao, bệnh tiểu đường…để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Vậy phụ nữ trên 35 không nên sinh con là quan niệm đúng hay sai? Câu trả lời còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của chính bạn. Trong quá trình mang thai, nếu gặp phải bất kỳ vấn đề bất thường nào, mẹ bầu nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết liên quan